vậy trong gia đình Gilbreth.
d) Phân công
Có người làm thì phải nghĩ tới việc phân công chia việc sao cho hợp với sức
và tài năng của người.
Sự phân công có hai điều lợi:
- Ta chia một sự khó khăn ra làm nhiều cái dễ, do đó một người làm không
nổi thì nhiều người làm sẽ nổi.
- Chúng ta sẽ thành những người chuyên môn. Ví dụ có công việc lấy đất
trong một cái hầm, chở lại chỗ khác để lấp hồ. Nếu chỉ dùng một người để làm
3 việc đó thì mất công nhiều lắm vì mỗi lần thay đổi công việc, phải thay đổi
khí cụ và mất cái đà làm việc trong công việc trước đi. Cho nên phải chia công
việc cho ba người, như vậy đỡ tốn công sức, thời giờ mà mỗi người làm riêng
một việc, dễ hoá ra khéo léo.
- Vậy khi phân phát việc cho người ở hoặc các em, bà nên giao vài công
việc nào nhất định cho mỗi người. Người khéo ngoại giao thì cho mua bán,
tính cẩn thận thì cho rửa chén, rửa ly, người mạnh khỏe thì cho tưới vườn.
- Muốn vậy, bà phải mất công lập trước chương trình làm việc cho mỗi
người như tôi đã chỉ trong chương trên, nhưng bà sẽ được những lợi sau này:
- Trong nhà, người nào cũng có việc làm nhất định, không có lúc kẻ thì tất
tả, kẻ thì ngồi không.
- Mỗi người có một thời gian nhất định để làm việc.
- Mỗi người được dùng với tài năng của mình.
- Bà dễ kiểm soát.
e) Nên hợp lực với các người hàng xóm cho công việc của bà được
nhẹ.
Nhân viên của bà không phải chỉ là người trong nhà thôi đâu. Nếu bà khéo
giao thiệp, khéo tổ chức thì cả những người hàng xóm cũng sẽ giúp sức bà nữa.