Rồi một cô khác bảo:
- Mày hãy đi mua cho tao hai xu ô mai đã. Mau lên.
Nó chưa kịp nghĩ nên lảm việc nào trước thì tiếng the thé của bà chủ ở nhà
trong đã vọng ra:
- Sen ơi! Từ sáng tới giờ không thấy mặt mũi mày đâu hết. Vào đây, con nửa
đời!
Nó chạy vào, nhận được 2-3 lệnh của bà, sắp thi hành thì cậu Tư lại sai nó
đánh giầy cho cậu đi chơi, rồi cậu Năm, cô Sáu cùng ra cho nó một hai lệnh:
- Mày lại đòi cuốn “Hồn bướm mơ tiên” ở nhà cậu Bình cho tao.
- Này tiền đây, ra mua một bát phở. Mua nhà bác Thiên ấy nhé! Bảo bác ấy
cho nhiều giấm vào.
- À mà quần áo của tao, mày đã là (ủi) chưa?
- Cái lược của tao đâu rồi, mày kiếm giùm cho tao.
Tội nghiệp con nhỏ, nó mới 14-15 tuổi làm sao nhớ hết những lệnh đó và
biết làm vừa lòng ai trước bây giờ vì lệnh nào cũng khẩn cấp như nhau, và từ
ông bà cho tới các cô, các cậu, ai cũng có quyền đánh đập, chửi mắng nó.
Tồi dám chắc hiện nay trong nhiều gia đình vẫn còn lối đối đãi với người ở
như thế, mặc dầu phần đông đã nhận thấy rằng người ở bây giờ rất khó kiếm
.
3. Bốn cuộc thí nghiệm căn bản về khoa dùng người
Bệnh phát sinh ở Âu, Mỹ trước thì phương thuốc cũng do người Âu Mỹ tìm
ra trước.
Trên 20 năm nay, các nhà doanh nghiệp và các tâm lý gia đã nhận rằng
muốn cho kẻ khác giúp việc ta được thì coi họ như cái máy tất nhiên là thất
sách mà tăng lương cho họ, thưởng họ cũng vô hiệu. Chỉ có mỗi một cách là:
- Làm sao cho họ mến ta.
- Và thích làm công việc của họ.
Thì năng lực làm việc của họ mới tăng lên. Muốn vậy, ta phải mến họ và săn
sóc đến họ.