và mau hết mệt. Cuốn đó xuất bản tháng tư năm 1951, chỉ 5 tháng sau đã tái
bản; đủ biết giá trị và ích lợi của nó ra sao.
Vì sách dày quá - trên 250 trang chữ nhỏ - không thể nào tóm tắt cho đầy đủ,
nên tôi chỉ xin giới thiệu với bà ít cử động sau này mà bà có thể làm mỗi ngày.
1. Khi nào thấy mệt, bà nên ngáp. Dù không muốn ngáp, cũng cứ ngáp, tất
nhiên là đừng ngáp trước mặt người lạ, nhưng phải ngáp thật sự. Đừng đẩy cái
hàm dưới xuống, mà phải làm cho rớt xuống kia, nghĩa là bà phải há miệng
thiệt rộng, cho xệ hàm dưới xuống, khi nào nghe thấy “rắc” mới thôi. Theo bà
Karin Roon thì ngáp như vậy giúp cho máu chạy điều hòa trong đầu và có thể
trị được chứng mất ngủ.
Khi ngáp rồi nhắm mắt lại, mấy ngón tay trỏ đưa lên mi mắt và vuốt vuốt
hai bên cạnh mũi. Mỗi ngày nên làm như vậy thường.
2. Khi thấy mỏi đầu, thì nên đứng ngay người rồi vận động những bắp thịt ở
cổ (chứ không phải ở lưng) để quay đầu từ phải qua trái, từ sau ra trước.
3. Khi nào lưng mỏi thì chụm chân; đầu, lưng chân và tay đều sát một bức
tường.
4. Bà Karin Roon cũng cho phép thở là rất quan trọng, nhưng bà nói khi
mệt, không nên hít vào rất chậm, nín cho thật lâu rồi thở ra từ từ, như các bác
sĩ thường khuyên. Cách đó tập cho phổi nở chứ không giúp ta bớt mệt mà còn
làm ta mệt thêm. Bà khuyên ta nên thở theo tiết điệu riêng của ta.
Muốn biết tiết điệu đó ra sao thì khi nào lên giường sắp ngủ bà để ý đến hơi
thở của bà, và sẽ thấy ba giai đoạn sau này:
- Bà hít vô trong một khoáng là mấy giây đó.
- Rồi thở ra liền trong một khoảng là mấy giây.
- Nghỉ một chút trước khi lại hít vô.
Chính thời gian thứ ba quan trọng nhất, và giúp bà nghỉ ngơi, bớt gắt gỏng.
Vậy khi nghỉ bà cứ thở đều rồi tập lần lần - mà đừng gắng sức - kéo dài thời
gian thứ ba đó càng lâu càng tốt. Xin bà nhớ kỹ: đừng gắng sức, vì gắng sức
thì mệt, không phải là nghỉ.