- Ông già!
Bằng một giọng thấp nhất có thể, tôi cắt ngang lời bố.
- Làm ơn tỉnh táo chút đi.
Bố không quay lại. Tôi dừng bước, có nói gì thì cũng không hả dạ
mà im lặng thì cũng không đành lòng. Tôi lấy hết sức bình sinh:
- Bố nói đi, “mấy người” là con với ai hả? Mà đói bụng thì kiếm
cái ăn, khát nước thì kiếm thức uống là chuyện thường tình, chứ
không lẽ để mình chết đói? Bố nói vậy thì giỏi cả đời đừng ăn, đừng
uống, đừng đi xe, đừng vào nhà hàng luôn đi. Gì mà vui sướng với
chả hạnh phúc tận đáy lòng, gì mà đã làm được gì việc gì đó, dễ thôi,
đâu cần phải cố tình để bụng đói đến lả người rồi lê lết trên con
đường kinh dị này chứ. Đã keo kiệt kêu người ta ăn dồn bữa sáng mà
còn ra vẻ! Đừng có mà dạy đời!
Tôi vừa nói vừa hậm hực vì những lời nói ra không như tôi nghĩ.
Không phải tôi muốn nói “thử chết đói xem”. Cũng không phải tôi
muốn nói “thất bại trong vụ ăn dồn bữa sáng”. Mà tôi muốn nói
rằng tôi đã vui sướng tận đáy lòng khi chơi pháo hoa với bố, và cảm
giác như đã làm được điều gì đó khi hét to nhất từ trước đến giờ ở
nhà ga để bố bị bắt giải về đồn cảnh sát. Cho dù một trăm đứa trẻ
mà bố biết chưa từng cảm thấy vui sướng tận đáy lòng thì bố
cũng không cần phải nói những điều như vậy trước mặt tôi, trước
mặt một đứa trẻ khác một trăm đứa trẻ kia.
Bố không quay lại, cũng không nói gì, không thay đổi tốc độ, cứ
thế dấn bước về phía trước. Cái áo trắng dần lẫn vào trong
những lùm cây. Muốn bỏ mặc tôi thì cứ bỏ, tôi cứ đứng yên tại đó,
không nhúc nhích. Thế rồi cái lưng áo trắng vụt biến mất như bị
bóng đêm nuốt chửng. Tôi ngồi thụp xuống, xoa xoa, đấm đấm
hai cái chân đã đơ như cây gậy, lấy lại tinh thần. Chỉ thấy những