TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 135

lúc đó. Cô chỉ hạ nhiệt mâu thuẫn của họ và không muốn làm Dan thất vọng
và/hoặc giận dữ lần nữa khi nói rằng cô nghĩ anh đã sai. Rachel hiểu rằng
anh đã bắt đầu muốn hỏi và cô cũng đã sẵn sàng trả lời. “Em hứa em sẽ nói
với anh em nghĩ gì,” cô nói, “nhưng bây giờ, em cảm thấy cuối cùng em đã
bắt đầu hiểu cội rễ suy nghĩ của anh ở đâu, và em muốn nghe thêm một chút
trước khi trả lời. Vậy được không?”

“Anh thực sự muốn biết.”

“Dan, dù tin hay không, những gì anh nghĩ quan trọng hơn những gì em
nghĩ nhiều. Anh đang cho em các dữ liệu để suy nghĩ. Để em hỏi thêm vài
câu được không?”

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, Dan đã đồng ý; cuối cùng, dường như cô đã
thực sự hứng thú lắng nghe những gì anh nói. Và bằng cách thể hiện sự
hứng thú chân thành của mình với suy nghĩ của Dan, Rachel đã thành công
trong việc né tránh phải nói với chồng rằng cô vẫn nghĩ là anh sai - ít nhất
là tại thời điểm lúc đó. Ban đầu, việc né tránh mong muốn ngay lập tức cho
người kia biết những gì bạn đang nghĩ thực sự sẽ hơi vất vả, nhưng nếu bạn
nhớ rằng làm như thế chưa từng hiệu quả trong quá khứ, thì sẽ dễ dàng hơn
rất nhiều.

Vì sao nên trì hoãn?

Bạn trì hoãn được càng lâu thì người kia dường như sẽ càng chịu lắng nghe
hơn khi bạn đưa ra câu trả lời. Lí do là, bạn càng dành nhiều thời gian lắng
nghe và cảm thông với họ mà không tỏ ra chút bất đồng nào thì họ càng có
thêm thời gian để coi bạn là bạn bè - hoặc ít nhất, coi bạn là ai đó đang
không cố sống cố chết chống lại họ - và khi bạn thực sự thể hiện là bạn vẫn
không đồng ý, họ sẽ càng khó nổi điên lần nữa. Thêm nữa, bạn trì hoãn
càng lâu, họ sẽ càng cảm nhận rõ suy nghĩ của mình được tôn trọng và được
đánh giá cao, và, như chúng ta đã bàn lúc trước, người ta càng cảm thấy
được tôn trọng thì sẽ càng cởi mở, chân thành và trung thực với bản thân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.