TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 14

những cuộc tranh luận tích cực rất tốt cho sức khỏe và giúp tăng cường tuổi
thọ. Tôi tuyệt đối đồng ý.

Một trong những ký ức sống động của tôi về sự thất bại - cũng như tính phù
phiếm - khi cố gắng tranh luận với ai đó lúc tôi biết rằng mình đúng và
người kia sai đã diễn ra hai mươi năm trước. Đó cũng là một điều hổ thẹn
gợi tôi nhớ về việc tôi đã cố tình giả điếc như thế nào trước những điều
đáng lẽ tôi cần phải nghe. Em trai Henry của tôi vừa về nhà sau đợt điều trị
trầm cảm đầu tiên vì một căn bệnh tâm lý nghiêm trọng. Thuốc đã đưa cậu
ấy về với thực tế, nhưng trong ngày đầu tiên về nhà, tôi phát hiện ra cậu đã
quẳng hết các lọ thuốc vào thùng rác. Rất tự nhiên, tôi hỏi cậu vì sao lại vứt
chúng đi. Cuộc đối thoại đã diễn ra đại loại như thế này.

“Giờ em khỏe rồi,” cậu ấy giải thích. “Em không cần đến những viên thuốc
đó nữa.”

Ở bệnh viện người ta bảo cậu hoàn toàn ngược lại nên tôi nhắc cậu: “Nhưng
bác sĩ bảo em là sau này có thể em vẫn cần dùng thuốc. Em không thể
ngừng uống thuốc được.”

“Ông ta không nói thế.”

“Có, ông ấy nói thế. Anh đã ở đó trong cuộc gặp mặt với gia đình, em nhớ
chứ?”

“Không, ông ấy nói rằng em chỉ cần uống thuốc khi còn ở trong viện.”

“Vậy họ đưa em những lọ thuốc đó mang về nhà làm gì?”

“Chỉ là đề phòng nhỡ em ốm lại thôi. Giờ em khỏe rồi.”

“Thật nực cười! Đó không phải là những điều ông ấy nói.”

“Có, đúng thế đấy.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.