Trước đây, tôi đã nhắc đến vấn đề này, nhưng - ý tôi là “và” - tôi muốn nhấn
mạnh nó ở đây lần nữa vì nó thực sự quan trọng. Tất cả những ai đang có
bất đồng đều ngừng lắng nghe ngay khi họ nghe thấy từ “nhưng”. Như thể
là bạn đã bấm vào chiếc điều khiển từ xa và ngắt khả năng lắng nghe của
họ. Không chỉ là họ không còn khả năng lắng nghe bạn, mà kết quả dễ nhận
được nhất là các bạn sẽ lại quay về với thế “húc” đầu một lần nữa.
Thừa nhận
Bạn cần thừa nhận điều gì? Tất nhiên không phải là bạn vẫn nghĩ rằng bạn
đúng, mặc dù, cuối cùng, ít nhiều gì đó cũng là điều bạn sẽ nói. Thay vào
đó, bạn cần thừa nhận là không phải bạn không thể sai lầm và có thể bạn đã
nhầm - mặc dù rõ ràng bạn không nghĩ thế (và bạn cũng sẽ không nói ra
điều đó!) Vậy thì sau khi đã xin lỗi, hãy nói điều gì đó như là: “Vậy nên, có
thể tôi đã sai trong chuyện này. Tôi có biết tất cả mọi điều đâu.”
Càng linh hoạt, bạn càng có thể tạo ra sự linh hoạt ở người khác. Nếu bạn
cứng nhắc và giáo điều, nhiều khả năng bạn cũng sẽ gợi lên những điều
tương tự ở họ.
Khi làm như vậy, trước hết, bạn đã chứng tỏ rằng mình là người linh hoạt.
Càng linh hoạt, bạn càng có thể tạo ra sự linh hoạt ở người khác. Nếu bạn
cứng nhắc và giáo điều, nhiều khả năng bạn cũng sẽ gợi lên những điều
tương tự ở họ. Hãy nhớ rằng LEAP nghĩa là cho đi để nhận lại. Nếu bạn
nhớ lại cuộc điện thoại của tôi với cô ý tá trong bệnh viện nơi mẹ tôi điều
trị, tôi chắc chắn bạn sẽ thấy rằng tôi đã thừa nhận mình có thể sai về điều
lệ của HIPAA (mặc dù tôi biết tôi không hề sai) thay vì khăng khăng là tôi
hiểu rõ chúng hơn cô ấy nhiều. Và đáng lẽ tôi đã có thể thuyết phục cô giúp
tôi nhanh hơn, khiến cả hai đỡ bực dọc hơn rất nhiều, vì đáng ra tôi nên thể
hiện mềm dẻo ngay từ đầu, và nhờ thế, cũng khiến cho cô ấy hành động
tương tự.