TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 165

đại biểu khác bởi vì lúc đó, ở tuổi 82, Franklin không đủ sức để tự đọc nó
nữa. Trong bài phát biểu, ông đề nghị các đại biểu “tham vấn, chứ không
tranh chấp,” và nhận xét về khả năng sai lầm của chính ông: “Tôi thừa nhận
là tôi không hoàn toàn [đồng ý với tất cả các điều khoản] trong Hiến pháp
lúc này; nhưng, thưa các ngài, tôi không chắc là tôi sẽ không bao giờ [đồng
ý với chúng]; vì, đã sống rất lâu rồi, tôi đã có kinh nghiệm về những lần mà
bởi vì có các thông tin tốt hơn hoặc cân nhắc đầy đủ hơn, tôi buộc phải thay
đổi ý kiến trong cả những vấn đề quan trọng mà tôi đã từng nghĩ là đúng,
nhưng hóa ra lại không phải thế.” Nói một cách khác, Franklin đã nói, “tôi
cũng có thể sai,” vậy nên tôi sẵn lòng cộng tác với những người còn lại mặc
dù chúng ta không hoàn toàn nhất trí về mọi chuyện. Bằng cách nói điều
này, ông đã khiến các đại biểu cân nhắc về khả năng sai lầm của chính mình
và từ đó gợi ý ra cách để họ cộng tác cùng với ông.

Franklin kết thúc bài phát biểu của mình rằng, “Về tổng thể, thưa các ngài,
tôi không thể không mong ước rằng mọi thành viên trong hội nghị, những
người vẫn còn chống lại nó, có thể, cùng với tôi, nhân dịp này, nghi ngờ
một chút về khả năng sai lầm của chính họ, và để thể hiện sự nhất trí hoàn
toàn của chúng ta, ghi tên họ vào tài liệu chính thức này.”

Tôi cũng chỉ có thể mong ước một điều tương tự từ bạn - rằng nếu bạn thấy
thật khó cộng tác với một ai đó vì những điểm bất đồng giữa hai người còn
quá quan trọng, thì tuy nhiên, bạn vẫn có thể cùng nhau tiến về phía trước,
bởi vì thực tế, các bạn thực sự có những phạm trù đồng tình với nhau (trừ
khi cả hai người đều không thể sai lầm). Nếu có thể làm vậy thì không có
bế tắc nào là không thể vượt qua.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.