lòng này, ông lại thực sự muốn giúp cô. Cuối cùng, ông đồng ý sẽ sửa xong
xe cho cô vào cuối ngày thứ Hai và hứa sẽ cố gắng sửa nhanh nhất có thể.
CUỘC CHIẾN THƯ RÁC - CÂU CHUYỆN XƯƠNG MÁU
Đây là chuyện thật đã xảy ra với tôi. Tôi vẫn trả hóa đơn thẻ tín dụng hàng
tháng khi nhận ra là mình bị tính phí từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet
mà tôi không hề biết. Vì tôi không hề yêu cầu dịch vụ này, tôi gọi cho công
ty thẻ tín dụng của mình để tranh cãi về phần phí này.
Sau khi điều tra, công ty thẻ tín dụng thông báo qua mail cho tôi rằng phần
phí đó đúng luật; nhà cung cấp dịch vụ Internet đã gửi bằng chứng cho việc
tôi sử dụng dịch vụ mới này, và tôi phải chấp nhận các vấn đề liên quan đến
ISP này. Tôi gọi lại lần nữa và đề nghị họ fax cho tôi “bằng chứng” đó mà
tôi vẫn nghi là giả mạo. Họ gửi cho tôi bản copy hai mặt của một phiếu
đăng ký giá trị 5 đô la, được xác nhận ở mặt sau dưới một dòng chữ ghi
“Với việc ký nhận dưới đây, tôi chấp nhận trả thêm 19,95 đô la hàng tháng
bằng thẻ tín dụng.” Tôi nhận ra chữ ký đó là của thư ký của mình, người
được quyền xác nhận tài khoản của tôi để cô có thể giải quyết các vấn đề
ngân hàng.
Giờ thì tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi đã nhận được rất nhiều séc trong
thư, và chắc hẳn cô đã xác nhận một trong số đó lẫn với các thứ khác mà
không nhận ra rằng thực ra nó chỉ là một thư rác, được thiết kế với mục
đích đặt bẫy khách hàng mua một dịch vụ mới. Tôi nhận được những email
như thế hàng ngày và tôi tin bạn cũng như tôi, sẽ quẳng nó vào mục thư rác.
Nhưng thư ký của tôi thì lại không như thế và giờ tôi bị mắc kẹt trong vụ
tiền phí này. Dù sao, tôi cũng không định cho qua vụ này một cách dễ dàng
vì khi nhìn vào những hóa đơn trước đây một cách cẩn thận hơn, tôi phát
hiện ra là tôi đã bị tính phí suốt sáu tháng qua!
Tôi gọi cho ISP và khi gặp được nhân viên đại diện, tôi giải thích ngay tình
huống của mình. “Đó là những gì đã xảy ra,” tôi nói. “Thư ký của tôi đã xác