TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 237

“Không, rõ ràng là vấn đề không nằm trong đầu mẹ rồi,” tôi trả lời vì tôi
đồng ý với bà - bệnh trầm cảm lâm sàng không nằm trong đầu; nó là một
dạng bệnh lý như kiểu đau tim vậy. “Chắc điều này làm mẹ bớt tin tưởng bà
ấy đi. Mẹ sợ lắm phải không?”

“Ừ, mẹ sợ,” bà nói và lại òa lên khóc.

Sáng hôm sau tôi gọi lại cho bà bác sĩ, giờ bà ấy đã biết tôi là một nhà tâm
lý học lâm sàng và đã viết một cuốn sách về trầm cảm. Thực tế, khi mẹ giới
thiệu chúng tôi với nhau, mẹ đã ghi điểm bằng cách nhắc bà bác sĩ nhớ rằng
tôi là con trai của mẹ tôi. Vậy nên tôi nói với bác sĩ McElroy rằng tôi chắc
chắn mẹ tôi bị trầm cảm lâm sàng. Sau khi cùng nhau xem xét lại tất cả các
triệu chứng tôi nhận thấy, bà cũng đồng ý với tôi. Tôi hỏi là liệu bà có thể
sẵn sàng kê ra một đơn các loại thuốc chống trầm cảm cho mẹ tôi mà không
cần có một nhà tư vấn tâm lý chuyên ngành khác hay không. Bà hoàn toàn
sẵn lòng. Sáng hôm sau, tôi nói chuyện với mẹ với mục tiêu là khiến bà
chấp nhận dùng thuốc của bác sĩ. Tôi không cần bà nhận ra rằng bà bị trầm
cảm hoặc bà phải đi gặp bác sỹ tâm lý. Những gì tôi cần là bà sẵn sàng
uống thuốc. Tôi bắt đầu bằng việc hỏi đêm qua bà ngủ thế nào.

“Kinh khủng. Mẹ không ngủ được chút nào. Con ngủ ngon không?”

“Ngon ạ, cảm ơn mẹ. Nhưng con rất lo về chuyện mất ngủ của mẹ. Không
ngủ thì mẹ sẽ không đỡ được đâu.”

“Mẹ biết. Mà mẹ còn không ăn được nữa. Mẹ buồn nôn lắm!”

“Vậy là khi nào cố gắng ăn một chút thì mẹ lại buồn nôn ạ?” Tôi hỏi, kiểm
chứng lại những gì bà vừa nói và để xác định vấn đề mà bà đang định
nghĩa.

“Ừ, lúc nào cũng vậy.”

“Thật là ác mộng. Mẹ chắc lo lắm.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.