TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 248

“Chính xác là vậy.”

“Vậy con làm gì để nó không xảy ra nữa?”

Bắt đầu từ những điểm nhất trí chung là kết hợp giữa điện phân máu không
cân bằng, huyết áp thấp, lỡ kinh và cân nặng quá nhẹ so với chuẩn dẫn đến
những triệu chứng khiến các bác sĩ và y tá tin rằng cô bị chứng biếng ăn -
họ đã nói chuyện để lên một kế hoạch hợp tác. Đó là khi Tina bảo Jenny về
chuyên gia rối loạn tiêu hóa mà bà đã nói chuyện ở trường cô. Bà thêm vào
ngay, “Nhà tư vấn này bảo mẹ rằng ông ấy không quan tâm việc hai người
có đồng ý là con bị rối loạn hay không. Ông ấy thậm chí còn nói là không
muốn nói về vấn đề này nếu như con không thấy con bị như vậy. Ông ấy
nói như thế thật là vô nghĩa.”

“Điên rồ thật! Thế thì ông ấy muốn nói về chuyện gì? Vô lý quá!”

“Ồ, ông ấy biết vô số điều về ăn kiêng lành mạnh và những triệu chứng mà
các bác sỹ lưu tâm tới. Ông ấy có thể giúp con đạt được chỉ tiêu cân nặng
để cảm thấy khỏe mạnh và cũng giải quyết được luôn các vấn đề khác của
con. Nếu con làm được thì mẹ nghĩ con sẽ tránh được tất cả các vấn đề rối
loạn ăn uống này. Ông ấy nói ông ấy sẽ làm việc với con vì mục đích của
con.”

“Tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra được là nhờ việc né tránh tất cả các câu
hỏi về chứng biếng ăn, bằng việc không nói với con bé rằng nó đã sai khi
nó bảo nó không hề bị bệnh đó, tôi đã giúp được con bé cải thiện vấn đề
này.”

Jenny đã gặp vị tư vấn đó khi quay lại trường và bây giờ, sau hai năm, khi
tôi viết những dòng này, cô vẫn đang điều trị cùng với ông ấy. Cô đã lên cân
một chút và dần dần, cô gọi rối loạn của cô là “vấn đề chuyển hóa cân
nặng.” Tôi nghĩ chắc chắn cô nghĩ rằng không bao giờ cô bị chứng biếng ăn
nặng. Mà ai quan tâm đâu? Tina đã nói rất đúng: “Tôi chưa bao giờ tưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.