TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 84

bạn đã lắng nghe) hoặc lắng nghe cẩn trọng hơn, họ sẽ vẫn cứ bực tức với
bạn và không cảm thấy cần phải lắng nghe thêm bất kỳ lý lẽ nào của bạn
nữa.

Bạn cảm thấy thế nào khi cãi nhau với một người mà bạn nghĩ là họ không
hề lắng nghe bạn?

Nếu bạn lún quá sâu và bắt đầu gọi họ là đồ nọ, đồ kia, thì bạn đã thể hiện
rằng, dù có chủ định hay không, bạn không có chút hứng thú nào để lắng
nghe những gì họ nói (tất nhiên là trừ khi bạn đúng). Và điều tồi tệ hơn nữa
là bạn làm cho người kia có cảm giác phải đề phòng, điều đó khiến mọi thứ
bạn nói với họ sẽ đều có vẻ sỉ nhục. Nếu bạn nhắc anh ta nhớ đến những sai
sót nhỏ trong quá khứ - ví dụ “còn thứ Ba trước anh đi họp muộn...” - thì có
thể họ sẽ chống lại mạnh hơn vì cảm thấy cần phải tự vệ trong một chiến
trường hoàn toàn mới. Vậy là những gì bạn đạt được là biến một xích mích
nhỏ thành một cuộc chiến toàn diện.

Khi cuộc tranh cãi diễn ra nơi công cộng, chúng ta sẽ chú ý hơn vào việc
giữ thể diện và thường nhạy cảm hơn với cảm giác bị bẽ mặt. Và khi
chuyện này xảy ra, chúng ta đã không đạt được những gì mình cần.

Và khi bạn tranh cãi trước mặt người khác, cả hai người đều sẽ trở nên
phòng thủ hơn là khi chỉ cãi nhau hai người với nhau. Khi cuộc cãi nhau
diễn ra nơi công cộng, chúng ta sẽ chú ý hơn vào việc giữ thể diện và
thường nhạy cảm hơn với cảm giác bị bẽ mặt. Bạn sẽ có nguy cơ muốn lôi
kéo nhân chứng cho cuộc cãi nhau, một chiến thuật thường chẳng bao giờ
gỡ được bế tắc. Ngay khi bạn lôi kéo ai đó (“Anne, cô đồng ý với tôi, đúng
không?” “Chắc chắn rồi,” Anne trả lời), thì đối thủ của bạn cũng sẽ làm như
vậy (“Vậy ư? Ồ, Gary, Ben và Alex đều đồng ý với tôi!”). Và một cuộc cãi
nhau trước mặt con cái cũng là một trong những dấu hiệu hiển nhiên và dễ
nhận ra nhất chỉ ra rằng cuộc cãi nhau đã trở nên quá đà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.