TỚI NGỌN HẢI ĐĂNG - Trang 11

giả vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đồng thời cũng là một nhân vật trọng yếu
trong lịch sử văn chương Anh ngữ với tư cách một người bênh vực nữ
quyền và một người theo chủ nghĩa hiện đại; một trong những người sáng
lập nên trào lưu Chủ nghĩa Hiện đại bao gồm T.S. Eliot, Ezra Pound, James
Joice và Gertrude Stein.

Trong quãng đời ngắn ngủi và chiến đấu thường xuyên với căn bệnh thần
kinh của mình, Virginia Woold đã trước tác một lượng khổng lồ các tác
phẩm với đủ thể loại: 8 tiểu thuyết (The Voyage Out - 1915; Night and Day
- 1919; Jacob’s Room - 1922; Mrs. Dalloway - 1925; To The Lighthouse -
1927; The Waves - 1931; The Years - 1937; Between The Acts - 1941); 14
tập tiểu luận, trong đó nổi bật nhất là A Room of One’s Own (1929) và Three
Guineas
(1938); sáu tập truyện ngắn; ba tập tiểu sử, trong đó nổi bật nhất là
quyển Orlando: A Biography (1928), thường được xem như một tác phẩm
tiểu thuyết, lấy cảm hứng từ nhà thơ nữ Vita Sackville-West, người tình
đồng tính của bà; sáu tiểu sử tự thuật và nhật ký; và một vở kịch
(Freshwater: A Comedy - công diễn 1923; xuất bản 1976). Ngoài ra còn có
vô số thư từ liên quan tới cuộc sống và công việc của bà đã được xuất bản
bao gồm ba quyểnCongenial Spirits: The Selected Letters (1993), The
Letters of Virginia Woolf 1888-1941
(sáu tập, 1975-1980) và Paper Darts:
The Illustrated Letters of Virginia Woolf
(1991).

Cuộc đời và sự nghiệp phong phú, phức tạp của Virginia Woolf cũng đã
được nghiên cứu rộng và sâu bởi gần ba mươi tác giả khác nhau dưới hình
thức các tác phẩm tiểu sử và phân tích phê bình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.