TỚI NGỌN HẢI ĐĂNG - Trang 12

2. VỀ TÁC PHẨM “TỚI NGỌN HẢI

ĐĂNG”

Nhìn chung, những phê bình/nhận xét của độc giả trên những website văn
học hoặc có liên quan tới văn học và liên quan tới tiểu thuyết Tới ngọn hải
đăng
như amazon, sparknote, librarything, goodreads, britannica,
search.barnesandnoble, v.v... đã hình thành nên hai quan điểm cực kỳ đối
lập với nhau. Quan điểm thứ nhất khen ngợi và đánh giá rất cao Tới ngọn
hải đăng
, đại khái là nhận định rằng những chi tiết trong truyện rất gần gũi
với tâm lý, cảm xúc của người đọc, với những trải nghiệm trong đời sống
thật của họ; rằng văn phong của Virginia thật du dương, toàn tác phẩm là
một bài thơ văn xuôi đậm chất nhân văn và là một bước cách tân lớn về mặt
nghệ thuật cả đối với bản thân tác giả lẫn nền văn học Anh ngữ hiện đại nói
chung. Quan điểm còn lại (may thay chỉ là thiểu số) lại cho rằng văn phong
của tác giả quá rườm rà, câu cú dài lê thê, đầy những phần mở rộng, khai
triển quá nhiều ý phụ khiến cho người đọc khó lòng theo dõi nắm bắt nội
dung ý chính, hành động (actions) - nếu có thể gọi chúng là hành động - thì
đa phần diễn ra trong dòng ý thức của các nhân vật, với một nhịp điệu quá
là chậm chạp, nói tóm lại một câu, như nhận xét của một độc giả, là:
“Chẳng hơi đâu phí thì giờ để đọc một cuốn như cuốn này!”

Và cả hai quan điểm trên đều đúng!

Nếu nhìn từ góc độ của một bạn đọc thích loại truyện thiên về giải trí, có
cốt truyện ly kỳ, đầy ắp những hành động diễn tiến với tốc độ cực nhanh,
thì rõ ràng là cuốn tiểu thuyết này quá đáng chán, quá nặng nề. Nhiều khi
không thể hiểu ý chính của tác giả là gì nếu không đọc đi đọc lại, đọc tới
đọc lui một câu văn có khi dài tới cả trang giấy.

Nhưng đối với dạng bạn đọc khác, chấp nhận tác phẩm như nó vốn có, như
nó là vậy, dành thời gian cho nó, bình thản và chậm rãi đi vào nó, khám phá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.