gái ông ta bị kết án tù chung thân.
Cả bà Rachel lẫn ông Ed đều thấy ghét cay ghét đắng người đàn ông kia,
bọn họ ngừng tới trung tâm hỗ trợ cũng vì gã đó.
Người ta vẫn nghĩ rằng những thảm kịch sẽ làm con người sáng suốt
hơn, khả năng chịu đựng cũng cao hơn, nhưng với bà Rachel thì hình như
ngược lại. Cú sốt khiến bà cực đoan và hằn học. Bà chẳng hiểu thêm cái
quái gì về cuộc đời cả ngoại trừ một điều rằng ông trời vốn tùy hứng và ác
độc, vài người chết vì bị giết, trong khi nhiều người khác chỉ vô tình phạm
phải lỗi lầm nho nhỏ mà phải trả một cái giá khủng khiếp.
Bà giữ khăn mặt dưới vòi nước lạnh, gập lại rồi đắp lên trán như thể
đang bị sốt.
Bảy phút. Lỗi lầm của bà được tính bằng phút.
Marla là người duy nhất biết chuyện này. Janie vẫn luôn than vãn là thấy
mệt mỏi. “Con phải năng tập thể dục đi,” bà Rachel vẫn thường bảo con bé
thế. “Đừng có thức khuya thế nữa. Ăn nhiều lên!” Con bé quá gầy, lại cao
nhẳng. Và rồi nó bắt đầu phàn nàn về chỗ chớm đau ở phần thắt lưng. “Mẹ,
con thực sự nghĩ là con bị viêm các tuyến bạch cầu rồi.” Bà Rachel đã hẹn
lịch với bác sĩ Buckley để có thể chắc chắn với con bé là nó không sao và
điều nó nên làm là thực hiện tất cả những điều bà nó.
Như thường lệ, Janie bắt xe bus, rồi từ trạm bus đường Wycombe đi bộ
về nhà. Theo kế hoạch, Rachel sẽ đón cô bé từ góc phố gần trường cấp ba,
hai mẹ con sẽ phóng thẳng tới phòng khám của bác sĩ Buckley ở Gordon.
Buổi sáng, bà đã nhắc nhở Janie về chuyện này rồi.
Tất cả sẽ diễn ra theo kế hoạch, ngoại trừ một điều là bà Rachel tới muộn
bảy phút. Khi bà tới góc phố, Janie đã không còn đứng đợi ở đó. Hẳn con
bé quên béng rồi, bà Rachel nghĩ, tay gõ nhịp lên bánh lái. Hoặc nó chán
việc phải chờ đợi. Con bé thật thiếu kiên nhẫn, cứ như thể mẹ nó là một
phương tiện vận chuyển công cộng, buộc phải chạy đúng lịch trình. Ngày
đó vẫn còn chưa có điện thoại di động, bà chẳng thể làm gì khác là ngồi
trong xe đợi thêm mười phút nữa (bản thân bà cũng không thích chờ đợi)