há hốc. John-Paul đã về nhà với hai cô con gái, lấy ít áo quần sạch cho cô
và anh. Cuối giờ buổi sáng, nếu Cecilia đồng ý thì anh sẽ đưa Isabel và
Esther vào thăm.
“Polly,” cô vội vã hét lên. Cô lại mơ về người nhện nhí. Chỉ có điều
trong giấc mơ chú bé đó lại là Polly.
“Phải chú ý ngôn ngữ cơ thể cô đấy,” nhân viên tư vấn đã dặn cô như
vậy đêm qua. “Bọn trẻ đọc được chị nhiều hơn mức chị nghĩ đấy. Âm sắc
giọng nói của chị. Nét mặt của chị. Cử chỉ của chị.”
“Ừm, cảm ơn. Tôi biết ngôn ngữ cơ thể là gì mà, Cecilia đã nghĩ. Nhân
viên tư vấn đã túm gọn tóc lên nhờ đẩy cao chiếc kính râm ngoại cỡ, như
thể cô ấy đang dự tiệc trên bãi biển chứ không phải ở bệnh viện lúc sáu giờ
tối, nói chuyện với các bậc cha mẹ đang trải qua cơn ác mộng tệ hại nhất.
Cecilia không thể dung thứ cho cô ta vì cặp kính râm khiếm nhã đó.
Tất nhiên, không phải cô không biết, thứ Sáu Tuần Thánh là ngày tệ hại
nhất đối với con mình khi phải chịu chấn thương khủng khiếp đến thế.
Nhiều bác sĩ nghỉ lễ Phục sinh nên phải vài ngày nữa Cecilia mới gặp hết
các thành viên trong nhóm bác sĩ điều trị của Polly, bao gồm một nhà vật lý
trị liệu, một bác sĩ tâm lý, một chuyên gia lắp chi giả. Thật vừa dễ chịu vừa
khiếp sợ khi biết rằng có cả chuỗi hành động sẵn sàng, với hàng loạt thông
tin cùng lời khuyên, rằng họ sẽ đi trên con đường mà nhiều bậc phụ huynh
khác từng trải qua. Mỗi lần có ai đó tới nói với Cecilia bằng giọng trách
nhiệm về những điều sắp diễn ra, cô đờ người một lúc không biết họ nói gì,
bởi vì cô đột nhiên cảm thấy tê liệt vì sốc. Không ai ở bệnh viện bất ngờ
trước những gì xảy tới với Polly. Không ai trong số các y tá, bác sĩ níu lấy
cánh tay Cecilia mà nói, “Chúa ơi, tôi không thể tin được. Tôi không thể tin
được.” Nếu họ làm thế thì thực đáng bối rối, nhưng chẳng hiểu sao cô lại
thấy bực bội vì họ không làm thế.
Chính vì thế mà cô thấy nhẹ lòng khi lắng nghe hàng tá lời nhắn của
người thân và bạn bè trên điện thoại di động, nghe cô em Bridget của cô
lảm nhảm vì hoảng hốt; nghe cái giọng điềm tĩnh thường lệ của Mahalia vỡ