được truyền từ đời này qua đời khác, lâu dần mãi, đã trở thành một truyền
thống tốt đẹp.
Thuyết âm dương ngũ hành, là đặc điểm thứ hai của văn hoá nước Tề.
Thuyết âm dương và thuyết ngũ hành, là hai học thuyết triết học dùng tư
duy lý luận để nắm vững thế giới. Nó là môi trường phái triết học sản sinh
ra ở nước Tề rồi được phát triển và trưởng thành. Người nước Tề lấy quan
điểm âm đương ngũ hành để quan sát tinh tượng, chế định ra lịch pháp, rồi
lại dùng nó để giải thích cho sự thay đổi của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,
Đông, sự chuyển đổi của các tiết khí và sự lặp đi lặp lại của ngày đêm,
v.v… phạm vi ứng dụng thật vô củng rộng rãi.
Học thuyết lý luận có đặc điểm riêng, là đặc điểm thứ ba của văn hoá
nước Tề. Nó thể hiện ở hai mặt một là đã nói đến “nhân” và “lễ”, nhưng lại
không đặt nó ở địa vị hàng đầu; hai là hết sức coi trọng công lợi.
Khổng Tử ca ngợi Quản Trọng nhân đức: “Hoàn công chín lần hợp chư
hầu mà không hề phải dùng đến binh xa, sức mạnh của Quản Trọng, là ở
lòng nhân của ông, như lòng nhân của ông”. Lại nói: “Quản Trọng tướng
quốc của Hoàn Công xưng bá trong chư hầu, sắp đặt lại thiên hạ, dân đến
bây giờ vẫn còn được ban cấp mọi thứ. Không có Quản Trọng, họ đã thành
dân mặc áo trái tà.
Chẳng lẽ lại như nhìn nhận của kẻ thất phu tầm thường,
tự nó theo cống rãnh mà rồi không ai biết sao?”.
Khổng Tử là người hay nói đến luân lý nhất, vậy mà ông đã ca ngợi
Quản Trọng đến như thế, đủ thấy phẩm chất của Quản Trọng cũng như con
người và đạo đức của ông khi làm chính trị đã phù hợp nhân đạo như thế
nào. Một lần, trong khi trả lời câu hỏi của Hoàn công, Quản Trọng nói:
“Người giữ chữ tín, thì dân tin; người có lòng nhân, thì dân nhớ; người nào
nghiêm, thì dân sợ; người biết lẽ, thì dân khen. Có câu rằng: Nhận lệnh mà
không thay đổi, là tín vậy, cái gì mình không muốn, không đem đến cho
người khác, là nhân vậy; ngoài nhân ra có sự cứng rắn, là nghiêm vậy; chất
phác tin tưởng và biết nhường, là lễ vậy (Quản Tử – Tiểu vấn). Cốt lõi tư
tưởng của nhà Nho là “nhân”, Khổng Tử đã giải thích đó là “mình đã
không muốn, chớ mang cho người” (Luận ngữ – Vệ Linh công). Từ đây