như bị co dúm thêm, và run lên trong tư thế co ro ấy. Ông hết nhìn sang
phải lại ngó sang trái; tựa hồ như đang muốn tìm kiếm vật gì, cầu cứu một
thứ gì… Không khí sảnh đường im phăng phắc như thể chỉ khẽ động vào là
sẽ nổ tung.
Giữa lúc đó, bỗng có một người từ sau lưng Tề Cảnh công bước ra.
Người này mình cao phải đến một trượng hai, đầu to như cái đấu, mắt lồi
như đôi chuông đồng, tiếng sang sảng như chuông, vai rộng ngựa nở, lưng
như hổ, lườn như beo, mình đầy giáp mãng, ưỡn ngực ngẩng đầu đứng
nghiêm ở đó như một cây tháp sắt, khiến cho Tấn Bình công giật mình xo
lại, như muốn núp thân vào một chỗ nào đó, lắp bắp hỏi:
– Ngươi là ai? Có điều gì muốn nói?
Người võ sĩ oai vệ như cây thép sắt, bình thản tự nhiên đáp:
– Thần là Điền Bằng, tướng quân hộ giá cho Tề vương đây, đang muốn
dâng đồ tiến cống lên đại vương.
– Đồ tiến cống ở đâu, hãy mau mau dâng lên. – Tấn Bình công cuống
quýt lên như một gã ăn mày nhìn thấy cơm.
Điền Bằng khum táy làm lễ, tủm tỉm cười nói:
– Đại vương hà tất phải nôn nóng thế. Người ta thường nói: Cơm ngon
không sợ muộn, tướng tài áp trận sau, trò hay ở cuối buổi diễn. Đại vương
đã nói nước Tề là nước lớn ở phương Đông, quân khoẻ ngựa lớn ruộng tốt
hàng ngàn dặm, sản vật dồi dào, lắm muối nhiều cá, nam có Thái Sơn bền
vững, bắc có Bột Hải hiểm trở, tây có Hoàng Hà chắn ngang, là nước sau
cùng dâng vật cống, chẳng phải là sự việc hợp tình hợp lý hay sao?
– Tướng quân nói phải lắm, quả thực đó là việc ở trong tình lý. – Nỗi tức
giận của Tấn Bình công tạm dịu xuống, vẻ mặt tươi cười hỏi. – Nhưng
không biết nước Tề định tiến cống vật gì đây.
Điền Bằng chậm rãi nói:
– Lão Sính là tác giả của “Đạo đức kinh” có nói: “Người giàu sang thì
cho người tiền bạc; người nhân thì cho người lời nói”, vua tôi nước Tề tuy
không dám nhận xằng nhân nghĩa, tuy nhiên tiên quân là Hoàn công cũng