đã từng chín lần hợp được chư hầu, không phải động đến binh xa, mà sắp
xếp được thiên hạ, trở thành bá chủ đầu tiên ở vùng Hoa Hạ, bởi vậy xin
mạo muội dâng lên vài lời: “Việc trên đời đắc đạo thì nhiều người giúp, thất
đạo thì ít người giúp, làm nhiều điều bất nghĩa tất sẽ tự giết mình? Nếu đại
vương biết lấy điều này để làm kim chỉ nam, xử sự phải nghiêm với mình
thì ích lợi sẽ không phải nhỏ, và còn hơn châu báu ở trần gian này rất
nhiều…”.
Như một quả bóng xì hơi, Tấn Bình công ngồi phịch xuống ngai vàng,
khóc dở mếu dở. Bởi những điều vị tướng của nước Tề là Điền Bằng vừa
nói, thật không có thể bắt bẻ vào đâu được, ngẫm nghĩ mỗi lời nói của ông,
câu nào cũng rất ý nhị, câu nào cũng mang hình ảnh bóng gió – một nước
lớn ở phương đông, lính mạnh ngựa khoẻ, đồng ruộng phì nhiêu muôn
dặm, sản vật dồi dào, lắm muối nhiều cá, rồi nam có Thái Sơn bền vững,
bắc có Bột Hải hiểm trở, tây có Hoàng Hà chắn ngang; rồi Tề Hoàn công
ngày xưa chín lần hợp chư hầu, không phải động đến binh xa, mà sắp xếp
lại được thiên hạ, trở thành nước bá chủ đầu tiên vùng Hoa Hạ… Những
điều hắn nói ra đây bảo rằng là khuyên răn, sao không bảo là đe doạ, là
cảnh báo nhau…
Những lời lẽ ấy của Điền Bằng quả là có sức rung động, làm cho Tấn
bình công định nổi nóng thì không dám, không nổi nóng thì không chịu nổi,
tiến thoái lưỡng nan, thật là thảm hại!
Chư hầu bảy nước đều đang ngầm chúc mừng thắng lợi, Điền Bằng đã
giúp cho họ hả giận, đúng là uốn dẻo ba tấc lưỡi, thắng cả triệu binh hùng.
Cũng như chiến thắng ở xa trường, Điền Bằng thừa thắng xông lên truy
kích, nói:
– Trời có khi râm, khi nắng, có ngày lại có đêm, trăng có khi tròn khi
khuyết, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông lần lượt đổi thay. Muôn
vật trên đời này, có sinh ra, thì có chết đi. Ngay như mãnh hổ là ông vua
trong muôn loài thú, khi xưa từng hay hung hăng tàn bạo biết bao, vậy như
khi đã già rụng hết răng, thì chỉ một con chó săn cũng có thể kết liễu được
đời nó. Những đạo lý nghe mãi quen tai này lẽ nào lại không. đáng để cho