Có một viên huyện lệnh, yêu dân như con, một lòng một dạ nghĩ cho
dân, hết lòng phục vụ nhân dân, tất cả đều vì lợi ích của dân chúng, dù có
phải vào nơi rừng gươm biển lửa, cũng vẫn vui lòng làm. Một năm, vào
giữa mùa hè, mưa như trút nước, nước lũ từ trên núi mang cả đất đá cuốn
theo, cuốn chảy như thác. Xem chừng nhà của huyện lệnh sắp bị nước lũ
cuốn trôi, nên hàng chục người dân đã xả thân quên chết, xông lên phía
trước, cứu được mẹ già tám mươi tuổi cùng vợ con cháu chắt của ông.
So sánh hai câu chuyện này, ăn ở với mọi người thế nào, xử thế ra sao,
làm quan thế nào, nắm quyền và dùng quyền như thế nào, chẳng đã trong
như nước sáng như gương đó sao?
Điền Bằng nói đĩnh đạc mà trơn tru, vừa thấu tình, vừa đạt lý, những lời
lẽ đó chẳng những chỉ là nói cho Tấn bình công nghe, mà cũng là nói để
cho Tề Cảnh công và bảy nước chư hầu khác nghe. Tấn Bình công hầu như
đã bị những lời nói của Điền Bằng tác động, lắng nghe rất thích thú. Triệu
Vũ thì không thể đợi lâu hơn được nữa, mấy lần định cắt ngang câu
chuyện, nhưng rốt cuộc chẳng có dịp nào để xía ngang vào, bởi vì lời lẽ của
Điền Bằng như dòng thác từ trên cao lao xuống như bay. Hắn cuống lên,
bồn chồn, dậm chân đấm ngực, rồi lại đưa tay nắm lấy đốc kiếm. Hắn vốn
biết chúa công của mình vốn dễ bùi tai, rất sợ rằng sẽ bị Điền Bằng của
nước Tề thạo đường ăn nói thuyết phục mất. Tất cả những điều đó, Điền
Bằng đều nhìn nhận thấy hết, nhưng lại lờ đi làm như không biết, cho mãi
tới lúc cuối cùng câu chuyện của mình, mới nói:
– Triệu tướng quốc sao phải bồn chồn không yên như thế? Phía sau kia
đã chẳng có lính phục sẵn đó sao, lẽ ra phải hành động từ lâu rồi chứ…
Đòn này quả thật là hết sức bất ngờ với Triệu Vũ, nên hắn không kịp
phản ứng, mà chỉ giương to đôi mắt như một phản xạ có điều kiện, đặt tay
vào đốc kiếm, bước lên nói:
– Mi…
Điền Bằng đặt tay vào đốc kiếm, bước lên nói: