khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí cho con tôi 1 công việc,
tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho cháu, có khổ
thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc. Thì trách ai bây giờ?
Mai An Tiêm từng nói 1 câu vô cùng hay là “của biếu là của lo, của
cho là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”.
Nên TỰ MÌNH làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết
định cuộc đời mình. Gương Mai An Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang
đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn ở trong
thành phố, trong đất liền.
2. Giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp của một xã hội
Tony đi dạy cho một lớp CEO khởi nghiệp, điểm chung là đều dưới
30 tuổi và có tính TỰ LẬP từ nhỏ. Như vậy, GỐC của giải quyết
vấn đề thất nghiệp/khởi nghiệp chính là tạo sự TỰ LẬP cho các
bạn trẻ.
Tony cũng để ý, 100% các bạn tự biết giặt giũ nấu ăn, tự biết lau
nhà lau cửa, tự biết sửa xe đạp xe máy và đồ điện trong nhà, thêu
thùa may vá, biết làm thêm trong thời gian đi học…dù học chuyên
ngành hẹp cách mấy, vẫn tự xin được việc, hoặc tự mở cái gì đó khởi
nghiệp. Học dù ở cao đẳng sư phạm miền núi nào đó, dạy giỏi thì
các trường dân lập ở Tp HCM vẫn nhận vô làm. Tony có cô bạn tốt
nghiệp ngành quản lý thư viện ĐH văn hóa, cô nói lớp cô phần lớn
thất nghiệp, trừ những người đi làm thêm trong thời sinh viên. Họ
làm quản lý nhà sách, công ty xuất bản, hoặc mở riêng cái gì đó mà
không cần đúng chuyên ngành. Có bạn học chuyên ngành còn hẹp
hơn, ví dụ bảo tàng học, nhưng trong thời gian đi học rèn giũa Anh
Văn, làm các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các câu lạc bộ
đoàn thể này nọ, tham dự các cuộc thi…thì họ vẫn có thể được giữ lại
trường, hoặc xin học bổng đi nghiên cứu tiếp, hoặc sẽ có chỗ nhận