với gương mặt buồn bã. Tuấn cười dịu dàng:
- Về đi, em! Dù nuối tiếc cũng đâu được gì. Dù thương mấy, em cũng đâu
có thể sống thay cho chị Uyên được.
- Tuấn nói đúng! – Vy nhoẻn miệng cười, - Rủ “lũ chim chóc” đi chơi đi.
Em muốn sống cuộc đời của em! Cuộc đời có anh.
Rạch Giá,
ngày mùng chín Tết
Uyên đang chỉ tóc cho Vy. Cô túm lấy mái tóc dài mượt mà và rất dày vào
lòng bàn tay, rồi cuốn thành một cái búi trang nhã. Uyên cài lên đó một
chìm hoa bi trắng, sau đó gắn vào giữ búi một nụ hồng vàng. Trong ngày lễ
đính hôn, Uyên muốn Vy đẹp hơn, nổi bật hơn. Ngoài nhà trước, khách
khứa đã đến đông. Gia đình Vy đang tất bật lo tiếp khách, ai cũng cười nói
lớn tiếng. Họ đang đợi đàng trai đến.
Ba tháng rồi Uyên sống như một con rô-bốt bấm nút theo thời khóa biểu
định sẵn. Đến giờ làm việc là làm, đến giờ nghỉ là nghỉ, đến giờ ăn là ăn,
đến giờ ngủ là ngủ. Uyên không biết đến xung quang, gia đình, bạn bè,
người quen. Dường như đó là một vài khái niệm được ghi lại trong đầu
Uyên chứ không phải là thực. Sau câu nói chia tay với Huy, Uyên không
còn ham thích gì nữa. Không còn gì để Uyên luyến tiếc. Uyên chỉ quan
niệm được trong cái đầu trống rỗng của mình rằng mình phải tồn tại, phải
sống, vì người thân cần có sự hiện diện của cô trên cõi đời, Uyên sống còn
tệ hơn là chết. Vy và Tuấn về nghỉ tết. Gia đình hai bên quyết định làm lễ
đính hôn cho hai người. Vy cùng Tuấn lên Cần Thơ, tìm đến nơi Uyên đang
làm việc để mời cô về dự lễ đính hôn. Gặp lại Uyên, Vy đã kinh hoàng nhìn
Uyên giống như một cái xác biết cử động để làm việc. Gặp Vy, Uyên không
cười, không khóc. Cô miễn cưỡng tiếp Vy như một cực hình rất kinh
khủng, đến nỗi Vy chịu hết nổi, phải hét lên:
- Chị là một kẻ không ra gì! Chị đã hứa gì với em mà bây giờ chị lại sống
như vậy? – Vy bật hộp phấn má, đẩy đến trước mặt Uyên, - Chị soi gương
đi! Người không ra người, quỉ không ra quỉ. Chị chết đi cho thiên hạ đỡ
khổ!
Uyên nhìn mình trong gương. Một gương mặt ảm đạm, xanh mét một màu,