Nhưng điều làm chị chán chường hơn cả là chị vỡ mộng về tài năng và
tâm huyết của anh. Kiến trúc cũng là một ngành sáng tạo. Mà nói đến sáng
tạo, điều quan trọng hàng đầu là năng khiếu - cái thiên tư trời cho riêng
từng người, không dễ gì ai học mà có được. Thuở đầu hàn vi của anh, chị
quý mến và kính trọng anh vì anh say mê theo đuổi những đồ án sáng tạo
riêng không được thực hiện. Ở anh thường trực một nỗi đau khảng khái,
một nỗi tủi hờn của kẻ sĩ, một tấm lòng cởi mở và độ lượng của kẻ tự tin
biết mình biết người. Tất cả những điều đó làm tăng thêm tình yêu của chị
đối với anh. Và trong cơ quan, anh được đánh giá là người đầy triển vọng,
mặc dù… chưa làm đượcgì cả.
Thế rồi xã hội chuyển sang hạch toán kinh tế. Khắp nơi từ công nhân
đến trí thức, từ thợ thủ công đến kiến trúc sư ào ạt bung ra. Chuẩn mực lớn
nhất là lợi nhuận. Những đồ án kiến trúc nhằm thể hiện tư tưởng tan thành
mây khói. Những dự án mơ mộng hão huyền sụp đổ. Các kiến trúc sư lao
vào cả việc xây lại toa-lét cho các hộ gia đình, đục tường, đổ dài ban công
để lấn khoảng không cho các căn hộ trên tầng cao. Tay nghề và kiến thức
của họ mai một dần. Chỉ còn một số rất ít kiên trì bám trụ chờ thời, không
chịu rời bỏ nghề nghiệp chính thống. Lẽ tất nhiên họ đói một cách thảm
hại.
Bản thân chị cũng hoang mang. Chị không biết mình phải làm gì bây
giờ. Bởi thế nên khi thấy anh hùng hục lao vào các hợp đồng làm thuê chị
cũng không ngăn cản. Chỉ có điều làm chị rất khó chịu là có những kẻ trong
khi hăm hở say mê làm những việc ấy lại cao giọng chửi bới xã hội xuống
cấp, họ ra vẻ cao đạo, khinh khỉnh ngạo mạnlàm như thể họ bị xã hội xô
đẩy vùi dập làm cho vấy bẩn.
Trong những kẻ ấy, anh lại là người caogiọng nhất.
Một lần anh ký hợp đồng với một nhà máy lớn nhưng anh không làm
mà gọi một anh bạn kiến trúc sư từ thuở hàn vi đến thiết kế thay. Anh này