“Ờ phim Mỹ lãng xẹt ấy mà!”.
“Vậy thì nước tao thế này nhé, 4.000 năm dựng nước giữ nước...
chữ Việt khác chữ Tàu... tiếng Việt giống tiếng Pháp, vân vân và vân
vân”. Anh cao bồi nghe chăm chú: “Thật là hay vì mày ở đây, thế mày
biết gì về Cappadocia”. Tôi lắc đầu: “Chưa kịp đọc Lonely planet”.
“Mày đừng đọc, Lonely planet chỉ là thứ rẻ rách, không đáng một xu,
nó làm hư hỏng kiến thức của người ham du lịch, làm họ quay lưng lại
với những hướng dẫn viên du lịch chân chính”, anh giận dữ. Thế rồi
anh kể...
Cappadocia không phải là một thành phố, một thị trấn cụ thể, mà là
tên gọi chung của một vùng, nằm giữa các thị trấn Aksaray, Nevsehir,
Nigde, Kayseri và Kirsehir, ở vùng Trung Anatolia (Central Anatolia
để phân biệt với East và West Anatolia). Trung Anatolia cũng chính là
cái rốn của Thổ Nhĩ Kỳ, chỗ giao thoa giữa Âu và Á, là nơi cư trú của
nhiều nền văn minh khác nhau như Hattis, Hittites, Phrygians,
Galatians, Romans, Byzantines, Seljuks và Ottoman.
Anh cao bồi vốn là dân hướng dẫn viên chuyên nghiệp, mất năm
năm đọc sách lịch sử, ôn luyện qua bao cuộc thi lấy chứng chỉ hành
nghề (tới tận bây giờ năm nào cũng phải thi để làm mới bằng). Anh
nói rằng vùng Trung Anatolia là nơi phức tạp nhất, có lịch sử văn hóa
rất lâu đời, đa dạng, học tới năm năm cũng chưa chắc những gì mình
biết đã là đủ. Nó hấp dẫn thú vị và khó nhằn hơn lịch sử của bất kỳ
vùng đất nào trên thế giới. Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ với 13.000 năm lịch
sử được viết trên không biết bao nhiêu sách vở, cái đúng cái sai, cái
vừa vừa, bao nhiêu tranh cãi lập luận vẫn chưa biết đâu là chính xác.
Chỉ biết nó được khai thiên lập địa từ thế kỷ XI trước Công nguyên,
bắt đầu từ khi bộ lạc Oguz Turk xâm chiếm vùng Trung Anatolia. Anh
nói Anatolia có nghĩa là vùng đất chăn ngựa, vì khi dân châu Á tới
chiếm đóng thì nơi đây chỉ là các thảo nguyên rộng lớn, nên họ đưa