gia súc tới đây để chăn thả. Trong sách báo, trên wikipedia thì
Anatolia chỉ có nghĩa là phía Đông, nơi mặt trời mọc, hay bộ lạc châu
Á, nghe chừng kiến thức của anh cao bồi có vẻ chính xác và uyên
thâm hơn. “Còn Goreme nơi mày đang đứng chính là trái tim của
Cappadocia, trung tâm của Anatolia, trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi
những ống khói đá vươn lên kiêu hãnh, thần thoại”.
“Tại sao mày chọn Cappadocia?”
“Vì nó hoang sơ, kỳ vĩ”.
“Ừ, Cappadocia là nơi còn nguyên vẹn nhất, được UNESCO công
nhận là di sản, từng tấc đất, từng ngọn núi, từng ngọn cỏ đều là kết
tinh của thiên nhiên. Những thung lũng đỏ quạch là sản phẩm của núi
lửa, trong khi núi đá lại là sự kết tủa của một loại hợp chất kỳ lạ, bên
ngoài cứng cáp mà bên trong xốp mềm. Chỉ cần lấy dao cạo nhẹ vào
thành đá có thể thấy những mủn đất, những hạt bụi trắng li ti như
muối, đó là lý do vì sao dân ở đây có thể xây dựng được cả thành phố
trên mặt đất và dưới sâu. Nó cũng dễ dàng như thái một quả xoài thôi.
Cappadocia mùa hè thì nóng ấm thế này, nhưng mùa đông tuyết phủ
trắng xóa, lấp đầy hết. Lúc đó tao trở thành hướng dẫn viên trượt
tuyết. Chẳng có nơi nào mà du lịch quanh năm suốt tháng như ở đây
đâu, dù tao làm hướng dẫn viên ở Đức, Hà Lan, hay những vùng khác
của Thổ thì vẫn phải trở về đây”. Vốn là kỹ sư, tốt nghiệp trường xịn ở
Ankara, vì tình yêu với vùng đất này, anh cao bồi lại trở thành hướng
dẫn viên chuyên nghiệp. Anh luôn tự hào về nó, từ đất tới người, tới
những hạt dẻ cười rang muối, hay ly rượu vang nồng trên tay.
Uống hết nửa chai thì anh rủ lên tầng tám ngồi ngắm toàn cảnh. Tôi
leo lên lần nữa, sống chết uống hết chai rượu mà vẫn chưa được ra về.
Anh cao bồi bảo tao say rồi, tôi sợ quá chạy vèo xuống. Một phần vì
thận biểu tình. Gặp ông chủ quán dưới mặt đất, ông hỏi: “Mày thấy
tầng tám thế nào, tầng honey moon của tao đấy!”. Nhìn ông cười hiền