Mỹ, châu Phi. Ông gặp những câu chuyện, những cuộc đời. Có thể là
những ngôi làng bị bỏ hoang ở Alaska, những kẻ đào vàng một thời,
những con người chạy trốn vào rừng sâu, săn thú để sống.
Khi ta sống một mình, giữa tám tỉ người hoặc hơn trên thế giới, thì
ai cũng cô đơn và bị cô lập cả. Để tự chủ hơn, một số người vẽ ra một
vòng tròn, chui vào đó ngồi, tìm cách cô lập chính mình trước, cũng là
cô lập cái thế giới ngoài kia. Một cách sống mới rất tuyệt nếu họ tìm
thấy sự tự tại trong đó. Khi đọc “Suối nguồn” tôi bị ảnh hưởng bởi
cách sống “đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào ai quá nhiều, nếu
đủ nhiều nên dứt ra, bởi nhiều quá khi bị bỏ rơi sẽ không sống nổi” và
“cách trả thù cuộc đời tốt nhất chính là hành hạ bản thân mình”. Ở
sách của Jamel, tôi thấy vài con người biệt lập có cách suy nghĩ thú vị
như thế. Chắc chắn không phải là Jamel, người luôn lăn lóc trên
đường để tìm thấy bản ngã của mình và của thế giới.
Thú vị thật nhưng tôi đọc xong 20 trang thì lăn ra ngủ. Trong cơn
mơ tôi cứ vang vọng “Khúc thụy du”, dù trên đời này chẳng ai nợ ai
cái gì. Có lẽ do bị Dương, cô bạn chủ nhà của tôi ở Lausanne đầu độc
các đêm trước, hoặc do cái thứ nhạc rất Trung Quốc đang vang lên từ
trong xe.
“Nhạc Trung Quốc sao?”, tôi bật dậy khỏi giấc mơ.
“Không, tao nghĩ là nhạc Việt”, chú lái xe quay lại.
“Tôi người Việt mà, không phải đâu”.
“Vậy có lẽ nhạc Nhật”, mái đầu muối tiêu nhún vai.
“Cuốn sách này hay thật đấy”, tôi nói vọng lên. Quả thật tôi thấy nó
tuyệt cú mèo. Cách viết văn hay tuyệt (hoa mỹ mà đủ dễ hiểu cho đứa
cà tàng tiếng Pháp) và cả ý nghĩa độc đáo. Chú lái xe chẳng có động
thái gì đồng tình. “Làm bộ”, tôi nghĩ chú ta phải mê mệt tác giả lắm