Song Hoàng Tử Hà vẫn làm như không thấy, chỉ hít vào một hơi rồi kể tiếp,
“Chuyện thứ hai là, hôm Cẩm Nô vào biểu diễn cho điện hạ xem, trông
thấy Vương Nhược đã buột miệng, ‘Không thể nào… Nếu là như vậy, Quỳ
vương phi sao có thể là cô ta…’ Điện hạ nghĩ coi, ngay cả Cẩm Nô cũng
biết con gái ruột của sư phụ mình là ai, vậy mà người mẹ năm xưa đã vứt
bỏ cô ấy lại không hề phát giác bên cạnh mình là Tiểu Thi, một kẻ chẳng có
quan hệ máu mủ gì.”
Hoàng hậu đờ ra như tượng gỗ, không mảy may phản ứng, gương mặt kiều
diễm từng khuynh đảo chúng sinh giờ đầy vẻ chết chóc, mắt mở trừng
trừng nhưng hoàn toàn lạc tròng.
Cả sảnh lặng phắc như tờ. Trước con mắt bao người, vị hoàng hậu thường
ngày đoan trang uy nghi giờ đã gục ngã triệt để chỉ vì hai câu nói của
Hoàng Tử Hà.
“Có lẽ điện hạ không bao giờ ngờ được, Phùng Ức Nương mà người tùy
tiện xóa sổ lại có một tỷ muội gắn bó sống chết là Trần Niệm Nương. Cẩm
Nô từng kể, Trình Tuyết Sắc lớn lên rất giống người, bởi vậy khi trông thấy
Tuyết Sắc và bức họa cô ấy đem đến, Trần Niệm Nương hiểu ra ngay ai là
con gái của cố nhân, rồi ai là cố nhân đã nhờ vả Phùng Ức Nương lên kinh,
và cuối cùng Phùng Ức Nương chết vì lẽ gì. Bởi thế bà ta không đưa Tuyết
Sắc tới gặp nô tài như đã hẹn, mà để Tuyết Sắc ở lại chỗ Cẩm Nô, cố ý loan
tin trong bức họa Vân Thiều Lục Nữ có ẩn chứa đạo lý về đàn ca, định lợi
dụng miệng lưỡi các nghệ nhân giáo phường và cả Ngạc vương gia để đưa
tin này lan truyền vào cung. Điện hạ sẽ không đời nào để người ta nhìn thấy
bức họa này, vì trong đó có một người chính là điện hạ. Còn Tuyết Sắc, sau
khi được Quỳ vương gia cứu ở Từ Châu, với tính tình quật cường cố chấp,
cô ấy đã đợi gia từ năm mười bốn đến tận mười bảy tuổi. Khi người mẹ
tưởng rằng đã chết nhờ Phùng Ức Nương đưa cô ấy vào kinh, nói sẽ sắp
xếp cho cô ấy cuộc sống tốt đẹp nhất, thì cô ấy vẫn muốn tiếp tục đợi.
Đồng thời, có lẽ bị ảnh hưởng bởi việc cha sớm qua đời trong cảnh túng