thấy An Long Nhi mở đầu có lớp lang trình tự rất lão luyện, ông ta bảo An
Long Nhi nói về nha môn, thằng bé lại đi nói về long mạch và thành Thiều
Châu, có thể thấy vị tiểu bằng hữu này đã có một khái niệm tương đối chỉnh
thể về phủ Thiều Châu rồi. Tuổi tác còn nhỏ mà có thể tư duy từ lớn đến
nhỏ, tầng lớp rõ ràng như vậy rất hiếm gặp.
An Long Nhi không nghĩ được nhiều như thế, lần đầu tiên trình bày kiến
giải trước mặt người khác, lại phải trình bày với một vị quan lớn và bao
nhiêu người như vậy,
trong lòng nó không khỏi có phần căng thẳng, chỉ muốn nói cho nhanh,
không nói sai gì là tốt lắm rồi. Hai mắt nó mở trân trân, nhưng thực ra lại
không thấy ai cả, bao
nhiêu tâm tư đều đặt cả vào lời nói:
“Địa thế phủ Thiều Châu giống như con cá diếc nổi trên mặt sông, đầu
hướng Nam, đuôi hướng Bắc, đầu cá có nước nên được khí, nhưng vừa rồi
bọn cháu trông thấy một con đường rộng chạy xuyên qua giữa thành Thiều
Châu...”
Dương Phổ nói: “Đấy là đường Phong Độ, con đường hưng vượng nhất
phủ Thiều Châu...”
“Ồ... là con đường Phong Độ, có câu rằng quanh co hữu tình, thẳng đuột
vô tình, đường Phong Độ chạy thẳng một mạch xuyên qua phủ Thiều Châu,
ở giữa không có
chỗ nào uốn lượn, thu được khí ở vị trí đầu cá mà không có minh đường
để tụ khí, sẽ khiến Thiều Châu thu được bao nhiêu thì tiêu đi bấy nhiêu.”
An Long Nhi nhìn Phạm Trọng Lương, muốn nhận được một lời khẳng
định của ông ta.