ra đôi mắt, y không dám dùng mặt thật đối diện với người khác, người này
chẳng những không có vận mệnh, mà không có cả gương mặt nữa. An
Thanh Nguyên đã hiểu, Tôn đại thánh này chính là nguyên thần của Tôn
Tồn Chân.
Thì ra trong việc tu luyện đạo pháp, nhất định phải có tổ sư hoặc nguyên
thần[5]. Khi chưa thành đạo, trước tiên phải tùy theo đạo phái mà mình học
cùng với thiên tư cá nhân để lựa chọn tổ sư nguyên thần thích hợp, sau đó
bái nhập môn hạ, khiến vị thần ấy trở thành thần hộ mệnh cho mình; nếu tu
luyện đại thành, thì sẽ có thể nhân thần hợp nhất, hợp nguyên thần ban đầu
với nguyên thần của bản thân làm một, đây là cảnh giới đạo học tối cao mà
những người tu đạo dành cả đời theo đuổi.
[5] Nguyên thần này là một vị tôn thần để thờ phụng, không phải
nguyên thần của người tu luyện vẫn được nhắc tới ở trên.
Tôn Tồn Chân có thể ảo hóa nguyên thần của mình thành hình thái tổ sư
khiến An Thanh Nguyên hết sức kinh ngạc, với tu vi thâm hậu như vậy, tại
sao y không thể tự cứu mình chứ?
Xem ra, đạo pháp của phái Toàn Chân chỉ coi trọng việc tu luyện nội
đan của cá nhân, cũng như dưỡng sinh và nâng cao võ công bản thân,
nhưng không hề trọng thị việc phát huy vận dụng nội đan, Tôn Tồn Chân
lúc này giống như một con mãnh hổ có sức mà không biết dùng vào đâu,
đói mà không có nanh vuốt đi bắt mồi, bị thương cũng không có nanh vuốt
để báo thù...
An Thanh Nguyên vừa né tránh những chiêu côn dồn dập, vừa hét gọi
Tôn Tồn Chân dừng lại, đồng thời cũng phát hiện ra xung quanh đã xuất
hiện ánh sáng, lờ mờ có thể nhìn được hoàn cảnh, nói một cách chuẩn xác
thì phải gọi đây là tâm cảnh mới đúng.