TRĂM NĂM CÔ ĐƠN - Trang 263

nhìn thấy. Vào thời gian cụ chuẩn bị cho Hôsê Accađiô đi thi, cụ đã tóm
lược lại cuộc sống của gia đình từ ngày thành lập làng Macônđô, và đã
hoàn toàn thay đổi ý kiến về đám con cháu của mình. Cụ nhận thấy không
phải như mình tưởng vì cuộc chiến tàn bạo mà đại tá Aurêlianô Buênđya đã
đánh mất tình cảm gia đình, mà thực ra ngài chưa hề yêu mến ai, ngay cả
Rêmêđiôt - người vợ của ngài, hoặc vô khối các cô gái từng một đêm chăn
gối với ngài, lại càng không thể nói ngài yêu các con ngài. Cụ nhận thấy
rằng ngài đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh như vậy không phải vì sự say
mê lý tưởng như mọi người nghĩ, và ngài đã từ bỏ thắng lợi trông thấy cũng
không phải chỉ vì mệt mỏi như thiên hạ nghĩ, mà chính là ngài đã thắng
hoặc bại đều do một nguyên nhân: đích thị là thói kiêu ngạo đầy tội lỗi. Cụ
đi đến kết luận rằng đứa con mà mình đẻ ra kia là một chàng trai bất lực
trước tình yêu. Một đêm, khi còn hoài thai cụ đã nghe thấy nó khóc. Ðó là
một tiếng than não nuột nghe thật rõ ràng đã làm Hôsê Accađiô Buênđya
thức giấc bên cạnh và bỗng thấy vui vui khi nảy ra ý nghĩ rằng nó sẽ là
người cọ tài nói giọng bụng. Những người khác đoán rằng nó sẽ là nhà tiên
tri, trái lại, cụ rùng mình trước ý nghĩ sáng tỏ rằng cái tiếng gầm sâu lắng
kia là dấu hiệu đầu tiên của cái đuôi lợn khủng khiếp, và cầu trời hãy để
cho nó chết luôn từ trong bụng. Nhưng sự minh mẫn của tuổi già lại giúp
cụ nhận ra rằng tiếng khóc của đứa trẻ trong bụng mẹ không phải là dấu
hiệu của tài nói giọng bụng hay khả năng tiên tri, mà là dấu hiệu không lầm
lẫn được của sự bất lực đối với tình yêu, và điều này cụ cứ nhắc đi nhắc lại
nhiều lần. Cái điều đánh giá không tốt đẹp gì về đứa con trai bỗng gợi nên
trong lòng cụ tất cả lòng thương cảm. Trái lại, Amaranta, mà sự cứng rắn
trong tình cảm của bà làm cụ cảm thấy kinh hãi, mà sự chua ngoa được dồn
tụ lại trong tình cảm của bà làm cụ cảm thấy chua xót, qua sự thử thách
cuối cùng đã làm cho cụ thấy rõ bà là một phụ nữ hiền dịu chưa từng thấy.
Cụ hiểu ra với một sự rõ ràng đáng tiếc rằng những sự dằn vặt vô lý đối với
Piêtrô Crêspi không phải là do ý muốn trả thù như mọi người vẫn nghĩ,
ngay cả sự giày vò dai dẳng làm thất vọng cuộc đời đại tá Hêrinênđô
Mackêt cũng không phải là do nỗi đắng cay đau buồn của bà như thiên hạ
vẫn tưởng, đúng ra cả hai việc đó đều là sự đấu tranh sống còn giữa một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.