nặng như một con bò, và từ các vết thương, một chất máu nhờn màu xanh
chảy ra. Trên mình con vật ấy phủ kín một lớp lông thô cứng mà rậm rạp,
da nó đã hỏa đá bởi một lớp vảy cá ép; nhưng khác với sự miêu tả của cha
cố, các bộ phận của cơ thể con vật ấy giống các bộ phận cơ thể của một vị
thần gầy yếu hơn là của con người, vì đôi tay nó nhẵn nhụi và khéo léo, đôi
mắt mở to và mờ ảo, và trên bả vai có những vết chai sẹo là dấu vết của
một đôi cánh to khỏe đã bị rìu chặt đi. Người ta cột chân nó vào một cây
hạnh đào ở bãi đất rộng để mọi người đều được nhìn thấy, và đến khi nó bắt
đầu thối rữa thì họ đem thiêu trên giàn lửa bởi lẽ không thể xác định được
bản chất của nó thuộc loài vật hay thuộc một con chiên của đạo Cơ đốc, để
có cách xử lí thích hợp: quẳng xác nó xuống sông hay là đem mai táng.
Chẳng bao giờ biết chắc rằng có phải đúng nó đã làm những con chim kia
chết hay không, nhưng số người đàn bà vừa mới lấy chồng đã không có thai
và cái nóng cũng chẳng giảm đi.
Cuối năm đó Rêbêca chết. Arhêniđa, người suốt đời ở cho Rêbêca, nhờ nhà
đương cục giúp đỡ để phá cửa phòng ngủ, nơi thấy Rêbêca nằm trên một
chiếc giường đơn độc, mình co quắp trong miệng. Aurêlianô Sêgunđô mai
táng cho Rêbêca và cố gắng tu sửa nhà cửa để bán đi, nhưng ngôi nhà đã bị
hư hại quá nặng đến mức các bức tường đã hỉ lở vỡ ngay sau khi sởn những
cây vạn niên thanh làm hỏng các cột trụ.
Tất cả sự phá sản đã diễn ra như vậy từ khi mưa lại. Sự lười biếng của mọi
người được chứng nghiệm bằng sự lãng quên gậm nhấm dần những kỉ niệm
một cách không thương tiếc, đến mức độ cao nhất là trong thời gian ấy, vào
dịp kỉ niệm ngày kí hiệp định Neclanđia, mấy vị đại diện của Tổng thống
nước cộng hoà đến Macônđô để trao tặng tấm huân chương từng nhiều lần
bị đại tá Aurêlianô Buênđya khước từ đã phải mất trọn một buổi chiều kiếm
người chỉ cho biết nơi có thể tìm thấy một người nào đó thuộc dòng dõi của
đại tá. Aurêlianô Sêgunđô háo hức nhận tấm huân chương đó vì tin rằng nó
bằng vàng, nhưng trong khi các vị đại diện của Tổng thống chuẩn bị dàn
nhạc và diễn văn cho buổi lễ, Pêtra Côtêt đã thuyết phục ông rằng làm như
vậy là nhục nhã. Cũng vào thời gian ấy, những người digan trở lại, đó là
những người cuối cùng kế thừa được khoa học của Menkyađêt, họ thấy