TRĂM NĂM CÔ ĐƠN - Trang 402

người ngồi ở ngoài sân sau nóng bức, để miệt mài ghi lại thứ văn chương
kiểu sức của mình bằng thứ mực màu viôlet trên những tờ giấy xé ra từ vở
học trò mà không một ai biết đích xác cụ viết gì. Khi Aurêlianô biết cụ thì
cụ đã có hai thùng to đựng đầy những trang viết như vẽ mà về một phương
diện nào đó chúng khiến ta nghĩ đến những tấm da thuộc ghi chữ của
Menkyađêt, và kể từ dạo ấy cho đến khi ra đi cụ lại viết đầy thùng thứ ba,
do đó quả là có lý khi nghĩ rằng trong suốt thời kỳ ở Macônđô cụ không
làm gì khác ngoài việc chỉ ngồi viết mà thôi. Những người duy nhất cụ có
quan hệ là bốn người bạn, những người vẫn đến đây đổi những con quay và
diều giấy để lấy sách của cụ và cụ đã cho họ đọc Sênêca(2) và đọc
Oviđiô(3) khi bọn họ còn đang theo học bậc tiểu học. Với tình cảm trìu
mến thân thương cụ đối xử với các nhà cổ điển như đối với những người
bạn cùng ngủ một phòng đã có trong đời mình. Và cụ thông hiểu nhiều điều
đáng lẽ không nên biết, tỷ như Thánh Agustin bên trong chiếc áo khoác
ngoài còn mặc thêm một chiếc áo gilê nỉ bó sát lấy người cho đến năm
mười bốn tuổi và tỷ như cái ông Acnanđô đê Vilanôva, một thày đồng, vì bị
bò cạp cắn mà trở nên liệt dương ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Nhiệt tình của
cụ dành cho các trang viết là một bức tranh đan lẫn những lời kính trọng và
những lời đàm tiếu của dân địa phương. Vì phải học tiếng Catalan để dịch
chúng ra tiếng Tây Ban Nha, Anphônxô đã đút vào túi quần vài trang viết
ấy được cuộn lại cùng với những mẩu báo và cả những trang sách giáo
khoa, rồi một đêm nọ anh đánh mất tất cả ở nhà một trong những cô điếm
làm tình cho qua cái đận đói khát này. Khi cụ già thông thái biết chuyện,
đáng lẽ phải mắng chửi anh một trận nên thân, thì cụ đã cả cười mà bình
luận rằng đó là số phận hợp lẽ tạo hoá của văn chương. Trái lại, không có
một sức mạnh nhân văn nào đủ sức thuyết phục cụ không mang theo ba
thùng to đựng đầy các trang viết này khi hồi hương, và cụ đã xổ ra hàng
tràng tiếng Cactagô(4) để đuổi bọn nhân viên kiểm soát trên tàu hoả khi
bọn này định chuyển các thùng bản thảo xuống toa hàng coi chúng như là
hàng hoá, cho đến khi cụ buộc bọn họ phải để cho mình mang chúng đi
theo trên toa hành khách. "Thế giới chẳng còn gì nực cười hơn khi mà con
người được ngồi ở toa khách còn văn chương phải nằm ở toa hàng". Đó là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.