TRẠM THU PHÍ QUÁI LẠ - Trang 100

“Xin lỗi bà,” Milo ngắt lời vì điện thoại vẫn tiếp tục reo, “nhưng bà

không định nghe điện thoại ạ?”

“Ồ không, ta không thể nghe điện thoại giữa chương trình được,” bà trả

lời, và bật sự im lặng lên to hơn chút nữa.

“Nhưng lỡ có chuyện gì quan trọng thì sao ạ?” Milo cố nài.

“Không đâu,” bà quả quyết; “chỉ là ta đấy thôi. Ở đây cô đơn quá,

không có âm thanh nào để phân phát hay thu về, nên mỗi ngày ta tự gọi điện
cho mình bảy hay tám lần để hỏi xem ta có khỏe không.”

“Thế bà có khỏe không ạ?” cậu lễ phép hỏi.

“Ta e là không khỏe lắm. Hình như ta hơi bị nhiễu sóng thì phải,” bà

phàn nàn. “Nhưng cháu đến đây làm gì? À, tất nhiên rồi – cháu đến để tham
quan hầm chứa hả. Chúng chỉ được mở cửa cho công chúng vào thứ Hai từ
hai đến bốn giờ, nhưng vì cháu đã đi một chặng đường dài, chúng ta sẽ phải
châm chước vậy. Hãy đi theo ta.”

Bà đứng bật dậy giữa một tràng những tiếng leng keng từ chuông, nhạc

và đi xuôi hành lang.

“Cháu có thích tiếng chuông rung không? Ta thích lắm,” bà hỏi rồi lại

tự trả lời. “Hơn nữa, chúng thật tiện lợi, vì ta luôn bị lạc trong cái pháo đài
rộng lớn này, và ta chỉ việc nghe tiếng chuông là biết ngay mình đang ở
đâu.”

Họ bước vào một cái thang máy nhỏ như một cái lồng và đi xuống mất

đúng ba phần tư phút, rồi dừng lại ở một căn hầm rộng mênh mông, với
những dãy tủ tài liệu và thùng chứa trải dài khắp mọi phía, từ đầu này đến
tận đầu kia, từ trần xuống tận sàn.

“Mọi âm thanh từng được tạo ra trên đời đều được giữ ở đây,” Người

Bảo Hộ Âm Thanh nắm tay Milo kéo xuống một lối đi. “Cháu thứ nhìn vào
đây mà xem.” Bà mở một ngăn kéo và lấy ra một cái phong bì nhỏ màu nâu.
“Đây là điệu nhạc mà George Washington đã huýt sáo khi ông băng qua
sông Delaware trong cái đêm giá rét năm 1777 đó.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.