các chủ đồn điền lớn dưới hình thức này hay hình thức khác. Chỉ có ruộng
đất của Nhà Chung là được chiếu cố phần nào. Trong năm 1904, nhà cầm
quyền đã mua lại qua tay những kẻ ngồi không thừa hưởng hoa lợi. Lớp
chủ điền mới này tuy không tập trung được một số diện tích lớn lao như
những chủ điền cũ nhưng khả dĩ cũng tăng thêm nhân số cho giai cấp ấy và
gây thêm sự bất công cho xã hội Phi vốn đã đầy bất công. Chính những sự
kiện trên đã là đầu mối cho ba cuộc nổi loạn của nông dân ở đảo Luzon từ
1920 đến 1930.
Nhìn chung, dưới thời đô hộ của Mỹ, một số lớn đất đai trước kia thuộc
Nhà Chung thì nay được chuyển sang tay một lớp chủ điền mới, những
phần tử có liên hệ với chính quyền thống trị. Sự việc không có gì khác hơn
là hành động nhằm hạ bớt uy lực cũng như tài lực Giáo quyền của người
Mỹ, còn lớp tá điền thì vẫn cha truyền con nối là tá điền. Từ năm 1916 tới
1919 nhiều bộ luật mới được đưa ra nhằm tạo cơ hội cho những phú hào bỏ
vốn khuyếch trương công nghiệp. Song song với việc các gia đinh chủ điền
san sẻ con em sang các ngành hoạt động công kỹ nghệ, thì các gia đình tá
điền cũng san sẻ con em sang ngành thợ thuyền phục vụ trong các cơ
xưởng, các mỏ than, mỏ sắt, nhà máy xi măng…Bọn sét ty, phần lớn là
Trung Hoa, không bỏ lỡ cơ hội này. Như những con ruồi thấy mùi mật
ngọt, chúng lại bâu quanh những trung tâm công nghiệp để kiếm mồi bằng
cách cho vay nặng lãi, bóc lột đám thợ thuyền vốn đã xác xơ.
Mặc dầu trong nửa thế kỷ qua, một số quan trọng nông dân đã bỏ ruộng
nương chuyển sang làm thợ trong các ngành công nghiệp, nhưng cũng như
tất cả các quốc gia Đông Nam Á khác, thành phần chiếm đa số trong xã hội
Phi ngày nay vẫn còn là nông dân.
Để có một khái niệm về đời sống Phi, tưởng không có gì cụ thể hơn là
những con số về lợi tức do cựu Đại tá Valeriano đã ghi lại "Mỗi năm trung
bình một tá điền kiếm được 250 pesos
, rất ít người kiếm nổi 300 pesos;
trong khi mỗi tháng, một gia đình năm người phải cần ít nhất 120 pesos