Irrawaddy tại Miến Điện. Dân Pyu nguyên ở vùng đông Tây Tạng, đã thiên
di về nam vào thế kỷ 3 xuôi theo ngọn sông Salwee và Cửu Long ở tây Vân
Nam rồi đi chếch về hướng tây tới đồng bằng Irrawaddy.
Người Pyu lập quốc vào khoảng cuối thế kỷ 6 sang đầu thế kỷ 7, kinh đô là
Srikshetra ở hạ lưu sông Irrawaddy. Tuy nhiên, từ thế kỷ 4 hay 5, người
Trung Hoa đã ghi nhận “có một giống dân văn minh quy tụ tại vùng đất ba
ngàn lý phía nam Vân Nam” để chỉ nguời Pyu. Dấu vết đổ nát còn lưu lại
tới ngày nay của kinh đô Srikshetra làm theo kiểu Ấn, cho người ta một ý
niệm về sự quan trọng của quốc gia Pyu thời xưa, cũng như sự liên hệ mật
thiết giữa Pyu với Ấn Độ về thương mại và văn hoá. Ảnh hưởng chính trị
của Pyu suy tàn dần và mất hẳn ở Hạ Miến vào thế kỷ 8 sau khi có cuộc tây
chiến của người Palaung và Karen vào vùng Minbu-Magwe.
Người Pyu rất giỏi về âm nhạc. Vào năm 800-802, vương quốc Đại Lý đã
gửi cống vua Đức Tôn nhà Đường nhiều nhạc công người Pyu. Người Pyu
cũng rất thiện chiến. Trong đạo quân Đại Lý tấn công quân đô hộ Tàu ở
Giao Châu năm 863 cũng có rất nhiều chiến sĩ Pyu.
Khi quốc gia Pyu đã suy thì lại có một nhóm dân khác có liên hệ rất gần về
huyết tộc với Pyu, được gọi là bộ tộc Miến, từ phía bắc tràn xuống tạo
thành đợt di cư thứ hai. Bộ tộc này đã tiếp xúc với Trung Hoa và chịu ít
nhiều ảnh hưởng. Họ cũng đã học được ở người Shan (Thái) thuật kỵ mã,
thuật chiến đấu ở vùng núi và cả cách làm ruộng bậc. Họ kết tụ thành một
tập thể có tổ chức, trước ở Trung Miến sau xuống phía nam vùng Minbu-
Magwe mà họ đoạt lại của người Palaung và Karen. Sau cùng họ tiến về
phía tây tới thung lũng Chindwin và phía bắc tới vùng Shwebo, rồi kết hợp
với những nhóm nam thiên trước mà tổ chức dần dần thành quốc gia Miến
Điện.
Thời kỳ 4