TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH - Trang 23

Thời kỳ 4 là các đợt nam thiên của người Thái từ Vân Nam xuống.
Vào đầu thế kỷ 2, người Hán bắt đầu dòm ngó vùng Vân Nam, một vùng
gồm các giống dân Bách Việt, đa số là người Thái, sống một cách biệt lập.
Năm 120, người Hán mở được một đường thông thương sang Ấn qua vùng
Cửu Long thượng, Salween và Irrawaddy. Nhưng chẳng bao lâu sau, các bộ
tộc Thái kết tụ lại dần và kiểm soát được thung lũng Thái Hoà (sau này là
vùng hồ Đại Lý), nên đường thông thương Hoa Ấn bị tắt nghẽn. Bẵng đi
mấy thế kỷ, tới năm 648, nhà Đường lại tính mở lại đường này, nên đem
quân đến chiếm khu vực Thái Hoà. Các bộ tộc Thái lúc ấy đã lập thành sáu
tiểu quốc, cùng sát cánh đánh lui được quân Đường.

Năm 713 (có sách chép là 730) thủ lãnh tiểu quốc Mông Xá ở miền nam là
Bì La Cáp (Piloko) thống nhất được cả sáu tiểu quốc lập ra vương quốc Đại
Mông. Đại Mông được đổi thành Đại Lệ và sau cùng là Đại Lý

[9]

. Ngày

nay thành Thái Hoà, thủ phủ của vương quốc này vẫn còn được gọi là
thành Đại Lý (Tali). Thành Thái Hoà toạ lạc ở một vùng hồ có núi non bao
bọc mặt tây và mặt đông, và là cửa ngõ từ bắc xuống nam theo triền sông.
Từ vị trí kiên cố ấy, Đại Lý đã chống đỡ và đánh bại được hai cuộc tấn
công của quân nhà Đường vào năm 751 và 754.
Về nguồn gốc tập thể Thái của vương quốc Đại Lý, có người cho là “từ
nhóm Bách Việt sinh tụ chủ yếu ở miền nam sông Dương Tử thiên di theo
hướng Tây Nam vào miền nam Vân Nam…”
vào khoảng thiên kỷ thứ nhất
truớc Công nguyên

[10]

. Thật ra thì từ trước, vùng Vân Nam cũng vốn đã

có những bộ tộc Bách Việt sống rải rác nhưng chỉ sau khi đế quốc Nam
Việt bị Hán thôn tính thì vùng này mới được quy tụ đông đảo. Vì người
Thái chẳng phải đâu xa lạ, chính là bộ tộc Lý thuộc nhóm Âu Việt ở Quảng
Tây trong những đế quốc Nam Việt cũ. Họ bỏ quê hương ra đi vì không
chịu sống dưới sự đô hộ của người Hán, và cũng bởi thế mới tự xưng là
Thái. Thái có nghĩa là tự do, là thoát khỏi. Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh
Nam Chích Quái
cũng có kể lại là sau khi Nam Việt bị nhà Hán thôn tính,
một phần dân Nam Việt đã bỏ nước di cư lập ra nước Nam Chiếu (Đại Lý).
Tuy nhiên, trên phần đất cũ vẫn còn nhiều người Lý ở và họ đã đóng góp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.