xương máu vào cuộc khởi nghĩa chống Hán của Hai Bà Trưng. Khâm Định
Việt Sử Thông Giám Cương Mục, tiền biên, quyển nhị, đã ghi quân Hai Bà
tới đâu như gió lướt tới đó, các bộ tộc Man, bộ tộc Lý ở Cửu Chân, Nhật
Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo
.
Khi quốc gia đã đủ vững mạnh, Đại Lý liền đem quân sang đánh quân Tàu
(nhà Đường) ở Giao Châu. Trận đánh này cũng có dân địa phương nội ứng.
Thủ phủ Đại La (Hà Nội) đã hai lần thất thủ. Lần thứ nhất vào năm 860,
quan đô hộ nhà Đường là Lý Hộ phải bỏ thành chạy về Tàu. Lần thứ hai,
863, quan đô hộ Thái Tập phải tự tử, tướng nhà Đường là Nguyên Duy Đức
bị tử trận. Đến năm 866, quân Đại Lý ở Giao Châu bị Cao Biền đánh bại
hẳn.
Sau Đại Lý suy dần. Năm 1253, Đại Lý bị tướng Mông Cổ là Ngột Lương
Hợp Thai (Wouleangotai) phá vỡ hoàn toàn
. Chính trong dịp này, dân
Thái của vương quốc Đại Lý, lại một lần nữa bỏ quê hương ra đi. Họ thiên
di xuống Đông Nam Á theo hành lang Irrawaddy, Salween, Chao Phraya
(Menam), Cửu Long để thâm nhập vào đất Miến, đất Môn, và đất Khmer
lúc ấy.
Các vùng này từ trước cũng đã có những người Thái ở, nhưng chỉ từ sau
cuộc nam thiên lớn lao này các bộ tộc Thái mới thực sự làm chủ đưọc khu
trung tâm Đông Nam Á lục địa và dần dần lập ra các vương quốc hùng
mạnh như Ayuthia (1351) và Lan Xang (1353), tiền thân của Xiêm (Thái
Lan) và Lào.
[còn tiếp]
Ghi Chú:
Tiếng Hy Lạp: Pithelos là Khỉ. Anthropos là Người.
Năm 1891, nửa phần trên bộ xương sọ Pithecanthropus đã được đào
thấy ở gần làng Trinil bên sông Solo. Năm 1936, một sọ giống sọ 1891 tại