TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH - Trang 26

(Nam Chao) vì đều dựa vào tài liệu của Tàu. Người Tàu lúc đầu gọi Đại Lý
là Quy Nghĩa (có ý chỉ xứ đã quy phục “thiên triều”), sau gọi là Nam Chiếu
(vua nhỏ mền Nam). Những nước chung quanh Tàu thường đều có hai tên
gọi, một tên tự xưng, một tên bị đặt. Tên tự xưng thường có chữ Đại, đó là
một cách phản ứng lại thái độ kẻ cả của Trung Nguyên.

[10]

Đặng Nghiêm Vạn, tập san Nghiên Cứu Lịch Sử, số 78, Hà Nội, 1965,

trang 40.

[11]

Sở chí phong mỵ, Cửu Chân Nhật Nam Hợp Phố giai ứng chi (bản

dịch do Bộ Văn Hoá xuất bản năm 1967 tại Sài gòn đã dịch Man, Lý là
“người Man và người quê mùa.” Đây là một sơ sót đáng tiếc.

[12]

Chính đạo quân Mông Cổ này sau khi chiếm được Đại Lý đã tràn

xuống đánh Đại Việt. Trước khí thế hung hãn của giặc, vua Trần Thái Tông
liền rút quân về Hưng Yên, bỏ ngỏ thành Thăng Long cho giặc chiếm
(1257). Sau vài tháng chỉnh bị lại quân sĩ, vua Trần đã phản công và phá
tan quân Mông Cổ trong một trận đánh khốc liệt và chớp nhoáng ngày 29-
1-1258 tại Đông Bộ Đầu bên bờ sông Hồng phía đông thành Thăng Long.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.