Sangiran trên sông Solo. Năm 1939, một sọ và năm 1941 một xương hàm
dưới ở trung Java.
Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án (bản dịch của Hội Việt Nam Nghiên Cứu
Liên Lạc Văn Hóa Á Châu), Sài gòn: Văn Hoá Á Châu, 1960, trang 9.
Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hoá Sử Cương, Huế; Quan Hải Tùng Thư,
1938.
Bài thuyết trình New Interpretation of the Decoration Designs on the
Bronze Drums of Southeast Asia của Lăng Thuần Thanh tại Hội Nghị Tiền
Sử Viễn Đông (Far Eastern Prehistory Congress) lần thứ tư tại Phi Luật Tân
năm 1953.
Thật ra Lạc Việt chỉ là một bộ phận của Bách Việt. Các nhà khảo cứu
Trung Hoa thường hay đồng hóa danh từ Bách Việt với Lạc Việt. Không
phải riêng Lăng Thuần Thanh mà còn nhiều người khác nữa như Lã Tư
Miên trong Yên Thạch Tạp Ký, Giang Ứng Lương trong Vân Nam Nhật
Báo (ngày 15 tháng 2 năm 1957) đều dùng danh từ Lạc Việt thay cho Bách
Việt khi hai ông xếp các bộ tộc Choang (Quảng Tây), Thái (Vân Nam, Thái
Lan, Lào), Lê (Hải Nam), Chủng Gia, Bố Y (Quý Châu), Tày, Nùng (Bắc
Việt) vào nhóm Lạc Việt.
Truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh trăm con, chia làm hai
nhóm, nhóm theo mẹ lên rừng, nhóm theo cha xuống biển, gợi cho ta giả
thuyết: trước thời đại Hùng Vương, hai bộ tộc Việt, Lạc (Long Quân) và
Âu (Cơ) đã từng phen phối hợp nhưng sau lại chia tay để kiếm sống. Âu lui
lên rừng (sâu vào nội địa Việt Bắc, Quảng Tây), Lạc xuôi xuống biển (đồng
bằng sông Hồng). Truyền thuyết vì đó đã được dựng lên để con cháu nhớ
lấy họ hàng thân tộc. Vì vậy, sau này chẳng cứ người Việt sông Hồng (Lạc)
mà cả người Thái miền Việt Bắc, Hoa Nam (Âu) cũng có chuyện Pú Lương
Quân lấy Sao Cải sinh trăm con tương tự.
Dầu sao chúng tôi cũng chỉ nêu lên câu chuyện Lạc và Âu ở đây như một
giả thuyết trong khi chờ đợi những chứng cớ cụ thể, vì trong phạm vi khoa
học không thể lấy một huyền thoại làm lập cước điểm để phác hoạ những
nét vận hành lớn của lịch sử.
và [9] Sử ta và sử sách Âu Mỹ thường hay gọi Đại Lý là Nam Chiếu