Phạm Việt Châu
Trăm Việt trên vùng định mệnh
CHƯƠNG 2
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
Lạc Việt, Nền Móng Văn Minh Tiền Hoa Ấn
Bộ tộc Lạc Việt đã lập quốc từ bao giờ và đã từ đâu thiên di xuống bình
nguyên sông Hồng là một điều đã làm tốn khá nhiều giấy mực nhưng cho
đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
Nếu chỉ bằng vào truyền thuyết thì chúng ta sẽ gặp ngay một trận hoả mù
về thời gian với 20 vị vua họ Hồng Bàng nối tiếp nhau chia sẻ một chuỗi
dài 26 thế kỷ, và với cái gốc tích cũng mù mờ không kém thời gian. Truyền
thuyết Hồng Bàng không giúp được chúng ta một cách thiết thực trong việc
xác định thời kỳ lập quốc. Nhưng, từ đó chúng ta có thể rút ba điểm căn
bản làm những nét chữ đậm mở đầu trang sử Việt – ba điểm căn bản mà
tiền nhân muốn nói lên trong truyền thuyết:
1. Dân tộc ta từ phương bắc thiên di xuống miền nam.
2. Các bộ tộc Bách Việt từ rừng sâu núi cao tới đất bằng bể lớn đều có liên
hệ với nhau về chủng tộc.
3. Hùng Vương thứ nhất là người lập quốc của nhóm Lạc Việt.
Ngoài những điểm vớt lại được ở trên, những chuyện khác về sơ kỳ thời đại
Hồng Bàng chỉ đáng coi là những huyền thoại tương tự như thuyết Tam
Hoàng Ngũ Đế của Hán tộc. Vì vậy, từ Lạc Long Quân chuyển sang Hùng
Vương cũng giống như từ Thuấn sang Vũ, dòng lịch sử đã nhảy vọt một
bước dài từ những chuyện hoang đường mù mờ qua thời kỳ có thể tin được.
Thật ra thì đã từ lâu, người Việt vẫn mặc nhiên coi tổ hợp Lạc Việt sông
Hồng hình thành từ Hùng Vương, cụ thể là đã thờ Hùng Vương trong ngai
vị quốc tổ (chứ không truy lên tới Lạc Long Quân hay thần Nông). Thì
Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Yên) kinh đô Văn Lang còn đó, đền Hùng