Trở lại mạt kỳ vương quốc Phù Nam, tại Đông Nam Á lục địa, miền đông
vẫn còn tồn tại xứ Lâm Ấp cũ, trong khi sát cạnh Lâm Ấp có Chân Lạp mới
dấy lên như vừa đề cập ở trên, vùng trung tâm thì có một quốc gia nhỏ
được khai sinh, vương quốc Dvaravati, còn miền tây bắc thì có một quốc
gia Pyu thường được gọi theo tên kinh đô là Srikshetra.
Dvaravati do bộ tộc Môn lập thành, trung tâm tại Lopburi, bắc Bangkok
ngày nay. Sang thế kỷ 8, một nhóm Khmer đã tiêm nhiễm văn minh Ấn độ
từ Dvaravati thiên di lên miền bắc lập nên vương quốc Haripunjaya gần
Chiêng Mai. Sang thế kỷ 11, Dvaravati bị Angkor sáp nhập, nhưng
Haripunjaya thì còn tồn tại cho tới khi có sự xáo trộn toàn thể vùng thượng
Chao Phraya (1238). Chính Sukhotai đã bành trướng và thanh toán
Haripunjaya. Sukhotai tồn tại chừng hơn một thế kỷ thì bị một quốc gia
Thái thứ nhì là Ayuthia xuất hiện ở vùng hạ Chao Phraya qui phục. Tân
vương quốc Ayuthia thành lập năm 1351 do sự chuyển quyền từ người
Khmer sang người Thái ở Dvaravati cũ. Năm 1767, Ayuthia bị Miến Điện
đánh chiếm, nhưng chỉ ít năm sau (1782) một vị tướng Thái lại khôi phục
được quốc gia, đặt tân đô ở Bangkok và lập nên vương triều Chakri, vương
triều còn tồn tại đến ngày nay, trải qua quốc hiệu Xiêm và Thái Lan.
Đồng thời với Ayuthia, những người Thái ở tả ngạn sông Cửu long cũng
thành lập một vương quốc khác nữa tên là Lan Xang (có nghĩa là vạn
tượng) vào năm 1353. Lan Xang là tiền thân của xứ Lào ngày nay, và đối
với người Lào, vương quốc này là thời đại hoàng kim của quốc sử.
Người Lào vẫn thường lấy làm hãnh diện về sự tiếp nối liên tục một dòng
họ hoàng gia duy nhất suốt sáu trăm năm (không kể 200 năm theo truyền
thuyết trước khi Lan Xang lập quốc). Fa Ngoum
, vị vua lập quốc, là
một chiến sĩ lẫy lừng một thời. Suốt 20 năm trị vì (1353-1373), Fa Ngoum
không lúc nào ngơi nghỉ trong công cuộc mở rộng bờ cõi và bình định xứ
sở. Vì vậy, phải đợi đến người kế vị ông là Sam Sên Thai (1373-1416) Lan
Xang mới thực sự sống trong hòa bình, được tổ chức chỉnh đốn lại và có
thể chế rõ ràng. Áp dụng một chính thể quân chủ chuyên chế, Sam Saen