tổng thống Sukarno và thủ tướng Hatta, và đem đầy họ ra đảo Bangka
ngoài khơi Sumatra.
Hành động của Hòa đã bị cả thế giới lên án. Chính quốc Hòa bị rung động
vì áp lực ngoại giao ở khắp nơi. Hơn nữa, quân đội Indonesia đã phân tán
và áp dụng chiến thuật du kích làm cho quân Hòa không thể tổ chức guồng
máy hành chánh ở những nơi mới chiếm được. Hòa tự thấy mình bi sa lầy,
sa lầy giữa công luận quốc tế và ngay cả giữa đất thuộc địa cũ, nay là đất
thù nghịch. Nên, sau cùng, Hòa lại phải đưa các lãnh tụ Indonesia về Java
và điều đình. Một hội nghị bàn tròn đã được tổ chức tại Hòa Lan giữa chính
phủ Hòa, đại diện Cộng Hòa Indonesia và các tiểu bang do Hòa thành lập
để giải quyết cho xong vấn đề.
Kết quả của hội nghị bàn tròn là việc thành lập Cộng Hòa Liên Hiệp
Indonesia gồm 15 tiểu bang do Hòa đỡ đầu kết hợp với Cộng Hòa
Indonesia cũ. Như vậy, ngoài trừ phần đất tây Irian Hòa vẫn ngoan cố giữ
lại
còn tất cả lãnh thổ Indonesia đã được qui về một mối, dù dưới hình
thức liên hợp lỏng lẻo. Căn cứ vào kết quả trên, Cộng Hòa Liên Hiệp
Indonesia đã được công bố thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1949, vẫn với
Sukarno, tổng thống, và Hatta, thủ tướng. Bảy tháng sau, nội bộ Liên Hiệp
nảy sinh ra nhu cầu thống nhất thực sự, do đó các tiểu bang đã họp lại, cùng
đồng ý hủy bỏ hình thức liên hiệp và đổi lại danh hiệu là Cộng Hòa
Indonesia như xưa.
Khu vực Mã-Lai
Đất Mã Lai và các hải đảo Indonesia trước đây đã cùng chia sẻ những lớp
phế hưng của toàn thể khu vực, nhất là trong hai thời đại Srivijaya và
Majapahit. Vào thế kỷ 13, bán đảo Mã Lai bị tân vương quốc Thái lấn
xuống và tạo ảnh hưởng được tại Bắc phần. Tới thế kỷ 15, một tiểu quốc
độc lập đã thành lập chung quanh khu vực Malacca, Nam bán đảo. Giới cai
trị thành phố giàu có này đã tiếp nhận Hồi giáo. Về sau, Malacca đã gửi
cống vật sang triều Minh bên Trung hoa và rải được Hồi giáo về miền