Đông trên đường giao thương.
Sang thế kỷ 16, người Âu bắt đầu dòm ngó Malacca. Bồ-đào-nha đã chiếm
được trước tiên (1511), sau tới Hòa Lan (1641). Khi người Hòa thay thế
người Bồ thì thủ phủ toàn khu thuộc địa được dời từ Malacca về Batavia
đảo Java. Ngay từ thời đó, ngưới Âu đã nhận thấy vùng Nam bán đảo Mã
Lai là một cứ quan trọng. Kẻ nào kiểm soát được bán đảo cũng đồng thời
kiểm soát được eo biển Malacca – thủy lộ chính giữa Nam và Đông bộ Á
châu. Vì vậy theo chân người Bồ và Hòa, người Anh cũng bắt đầu tìm cách
tiến tới khu vực này.
Năm 1786, những phần tử đánh mướn của công ty Đông Ấn Anh do
Francis Light cầm đầu đã xâm nhập được vào vùng Penang nhờ trao đổi vũ
khí cho Kedah (tiểu quốc Bắc Mã) trong cuộc chiến tranh với Xiêm. Kế đó,
sau khi chiếm được đảo Java (1811) và tạo ảnh hưởng được trên khắp vùng
đảo nhỏ nam Mã Lai, Stanford Raffles đã xây dựng nên thương cảng
Singapore
năm 1819. Tới năm 1826, Singapore, Penang và Malacca
được kết hợp lại dưới tên Thuộc Địa Eo Biển (Straits Settlements) của công
ty Đông-Ấn và đến năm 1867 khu này mới trở thành thuộc địa chính thức
của chính phủ Anh.
Vào giữa thế kỷ 19, người Tàu đã lũ lượt kéo sang Mã Lai để buôn bán và
làm phu mỏ. Số người Tàu đông đảo được tổ chức thành các bang hội dưới
sự điều khiển của giới thương gia đã gây hỗn loạn trên nhiều tiểu bang Mã
Lai, tạo cơ hội cho người Anh can thiệp. Từ 1874 đến 1888, bốn tiểu bang
trung Mã Perak, Selangor, Negri Sembilan và Pahang lần lượt lọt vào tay
người Anh dưới hình thức đất bảo hộ. Hội đồng cố vấn tiểu bang do người
Anh lập ra gồm có thống đốc Anh, tiểu vương, đại diện dân địa phương và,
thật kỳ lạ, còn có cả đại diện giới thương mại Trung hoa. Mầm mống sự
bành trướng quyền chính trị của người Tàu trên đất mã khởi đầu từ bàn tay
thực dân Anh và làm xáo trộn tập thể Mã Lai ngày nay. Ít năm sau (1895),
bốn tiểu bang này được đặt chung dưới quyền một viên toàn quyền ở Kuala
Lumpur và tạo thành hình thức liên bang đầu tiên.