Tới năm 1914 các vùng đất miền đông và bắc gồm các tiểu bang
Terengganu, Kelantan, Kedah và Perlis cũng được đặt dưới sự bảo hộ của
Anh, nhưng các tiểu bang này vẫn được đứng biệt lập không liên kết vào
liên bang. Tóm lại lúc ấy, vùng Mã Lai thuộc Anh được chia ra làm ba khu
vực với hình thức chính trị khác nhau: khu Thuộc Địa Eo Biển, khu các
Tiểu Bang Liên Kết (The Federated States) và khu các Tiểu Bang Không
Liên Kết (The Unfederated States).
Sang vùng đảo Kalimantan, trước kia vương quốc Brunei cổ kính đã một
thời bành trướng khá mạnh, nhưng đến thế kỷ 16 thì chỉ còn lại phần duyên
hải nhỏ bé ở Bắc đảo. Công ty Đông Ấn của Anh đã bành trướng được tới
vùng này vào đầu thế kỷ 18 và đã đặt được cơ sở trên đảo Lubuan. Đến
năm 1847 đảo này trở nên thuộc địa chính thức của Anh. Và tới năm 1888
thì phần đất còn lại của Brunei cũng rơi nốt vào vòng bảo hộ, đồng thời với
Sarawak và Sabah kế cận.
Trong thời Anh thuộc, toàn vùng bán đảo Mã Lai và bắc phần đảo
Kalimantan, không có phong trào giải phóng nào đáng kể. Ý thức quốc gia
rất yếu ớt và tình trạng phân hóa địa phương (các tiểu bang với cơ cấu
chính quyền riêng) và tranh chấp chủng tộc (Mã, Hoa, Ấn). Nhà cầm quyền
Anh đã cố tình duy trì những tình trạng bất lợi cho dân thuộc địa này để dễ
bề cai trị.
Trong thế chiến II, tháng 12 năm 1941, quân Nhật đã bất thần tấn công và
đã đạt được thắng lợi mau chóng khắp vùng biển Malacca. Đuổi được Anh
ra khỏi Mã Lai, Nhật bèn tạm sáp nhập Mã Lai và Sumatra làm một cho dễ
bề kiểm soát. Nhật không đặt riêng một cơ chế hành chánh nào cho toàn
vùng: tiểu bang nào vẫn lo việc của tiểu bang nấy, còn trên hết là bộ tư lệnh
Nhật tại địa phương. Sau khi Nhật đầu hàng, người Anh bèn tức khắc trở lại
Mã (tháng 9 năm 1945) để giải giới Nhật. Tại đây, trước hết Anh thành lập
một cơ cấu quân chánh nói là tạm điều hành việc bảo đảm an ninh và phân
phối thực phẩm cho dân chúng trong vòng sáu tháng. Nhưng vào cuối năm
1945, Anh đã uy hiếp các tiểu vương bằng cách dọa xét lại tội trạng cộng
tác với Nhật của họ để buộc ký vào minh ước liên hiệp, một hình thức tái
chấp nhận quyền đô hộ của Anh. Cả 9 tiểu bang Mã Lai cùng Penang và