bành trướng thế lực. Từ khi hội nghị Á-Phi được tổ chức ở Bandung (1955)
con người Sukarno bắt đầu nổi bật trong số nhỏ các lãnh tụ mới mẻ của
nước nhược tiểu. Hình ảnh những biển người vĩ đại hành động đồng loạt
theo lệnh của lãnh tụ tại Hoa lục (thăm viếng năm 1956) đã làm cho
Sukarno bị mê hoặc. Ông noi theo con đường của Trung cộng và chủ
trương lập trục Djakarta-Bắc Kinh mưu đồ lãnh đạo Á-Phi trong khối quốc
tế mà ông gọi là lực lượng Đang Lên (NEFO) để chống lại bọn Tân Thực
dân Đế quốc (NECOLIM).
Tân Thực dân Đế quốc dưới mắt Sukarno chính là những cường quốc tư
bản, do đó ông dùng cộng sản làm lợi khí đấu tranh. Trong khi dưới mắt
phe không cộng sản., Trung cộng được coi là loại đế quốc hàng đầu. Họ
cho rằng Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, đang là mục tiêu trong mưu
đồ bành trướng của Trung cộng, vậy Djakarta phải coi chừng Trung cộng
và chặn tay của tân đế quốc này (tức đảng cộng sản địa phương) trước tiên.
Sự chia rẽ trầm trọng nhất của Indonesia khởi nguyên từ đó. Vết nứt từ
quan niệm trên đã lần sang nền tảng NASAKOM để rồi lôi cuốn theo sự
sụp đổ của chế độ và cái chết tập thể của gần nửa triệu con người trong một
cuộc thanh trừng khủng khiếp. Thất bại của Sukarno cũng là thất bại điển
hình của mưu toan liên hiệp NASA với KOM tại các quốc gia chưa có kinh
nghiệm thực thi chế độ dân chủ đại nghị và chưa thoát khỏi bàn tay lũng
đoạn của các đế quốc bên ngoài.
Chế Độ Sukarno
Từ 1950 đến 1965, chế độ Sukarno tại Cộng hòa Indonesia được chia đều
làm hai thời kỳ: Thời kỳ dân chủ đại nghị và thời kỳ dân chủ hướng dẫn
(démocratie dirigée).
Thời kỳ áp dụng chế độ dân chủ đại nghị (hiến pháp ngày 15 tháng 8 năm
1950) thực ra chỉ là giai đoạn tập sự bước vào sinh hoạt dân chủ kiểu Tây