Diệp Vệ Quân ngẩng đầu nhìn trời, một hồi sau mới trình bày nguyện
vọng: “Nếu thật có lòng vậy thì mời anh đi ăn bít tết đi, mấy ngày nay hôm nào
cũng ăn cháo với sủi cảo phát ngán lên rồi.”
Lý An Dân á khẩu, trong đầu chỉ còn lại bốn chữ to đùng “Giá thịt leo
thang”! Không thể trách cô hẹp hòi được, đối với sinh viên nghèo như cô mà
nói – thịt bò bít tết đồng nghĩa với xa xỉ phẩm.
Hai người vừa đi vừa trò chuyện, không bao lâu đã ra khỏi khe núi, trong
núi âm u mịt mờ, nhưng bên ngoài hoàng hôn đang rực rỡ. Hai người đón
chuyến xe buýt cuối cùng, sau khi xe nổ máy đi tiếp, Lý An Dân tựa vào người
Diệp Vệ Quân mà ngủ thiếp đi. Trong cơn mộng mị mơ màng của cô, Vương
Giai và Hoàng Lệ Quyên hai người dắt tay nhau thả bước trên con đường rợp
bóng cây ngô đồng, những chiếc lá lấp lánh sắc vàng kim cuốn theo từng bước
chân của hai cô. Cho dù không nhìn thấy mặt nhưng từ bóng lưng có thể thấy
hai cô dường như rất thích ý, tựa hồ như lại được trở về với cuộc sống không
sầu không lo trong khuôn viên trường đại học.
Lý An Dân không kịp đến dự tang lễ của Hoàng Lệ Quyên, sau đó không
lâu mới cùng Cao Hàm trực tiếp tới viếng mộ. Lúc đang đốt giấy tiền vàng mã,
có một người đàn ông trung niên mặc một bộ Đường trang
[14]
cách tân đi ngang
qua, dừng lại trước mộ Hoàng Lệ Quyên chốc lát, lắc đầu nói: “Phí quá phí
quá, bao nhiêu tiền vàng tốt thế này mà dâng hết cho cô hồn dã quỷ, mộ này
sớm đã không còn ai, người đã đi đầu thai lâu rồi.”
[14] Đường trang: Là một kiểu trang phục xưa của Trung Quốc, không phải kiểu áo thời nhà
Đường mà là thời nhà Thanh, thường làm bằng lụa, kín cổ, ống tay áo rộng, khuy áo làm bằng vải, dạng
như hai dây bắt chéo hoặc vắt ngang qua hai tà, cài ở phía trước.
Lý An Dân vừa nghe lời này, xoay người định hỏi thăm thì ông chú ấy đã
thật xa rồi, chỉ để lại bóng lưng gọn ghẽ mà phiêu dật, sau lưng còn có một cái