Lư Ngư nói: “Người làm công vừa mới đến, thuộc nhóm người khá đặc
biệt.”
Lý An Dân liếc mắt nhìn anh ta một cái, không hề lên tiếng.
Quản sư phụ gật đầu, bảo mình đang bàn chuyện làm ăn với khách, kêu
hai người ngồi sang một bên chờ đợi. Người khách kia nghiêng đầu mỉm cười
tỏ ý chào, là một vị khách nam tuổi còn trẻ, trông rất nhã nhặn lịch sự, khuôn
mặt đầy đặn, thần thái ôn hòa, khiến người ta có cảm giác như đang được tắm
gió xuân. Lý An Dân để ý thấy chân mày của vị khách kia có chút kỳ quái, mỗi
bên đều cuốn lên tạo thành một cái móc tròn ngay ở giữa, trông rất thú vị.
Quản sư phụ gọi người khách ấy là “Tố tiên sinh”, nói với anh ta rằng:
“Rối gỗ Triều Châu thường dùng dây thép để điều khiển, tay nghề điêu khắc
cũng không giống như ở chỗ các anh, tỉ lệ thành công là bao nhiêu tôi cũng
không dám chắc, chỉ có thể làm hết sức mà thôi.”
“Theo tôi được biết, Quản sư phụ đã từng làm con rối của kịch rối vải
[1]
,
tôi tin rằng tài nghệ của anh không hề kém các vị sư phụ kia.” Tố tiên sinh lên
tiếng, giọng nói nghe ra là thổ âm Phúc Kiến, rất du dương văn vẻ, có chút hơi
bướm như đang hát kịch.
[1] Kịch rối vải: Một hình thức kịch dân gian Trung Quốc chuyên sử dụng rối vải để diễn xuất,
khởi nguồn từ thế kỉ Mười bảy ở Phúc Kiến, sau đó được phổ biến rộng rãi ở Triều Châu, Đài Loan và
một số vùng miền Nam Trung Quốc. Đầu rối được khắc rỗng bằng gỗ, các bộ phận khác ngoài bàn tay và
bàn chân đều được làm bằng vải, khi biểu diễn nghệ nhân sẽ đeo bao tay rồi luồn vào trong thân rối để
điều khiển.
Hai người hàn huyên thêm mấy câu rồi Tố tiên sinh rời đi, Lý An Dân
cảm thấy vị tiên sinh này có tư thế đi lại khác hẳn so với người bình thường,
bước chân nhẹ như bay, mặc dù đang mặc trên mình bộ đồ tây hiện đại màu
xám tro, nhưng nhìn tổng thể lại cảm thấy rất có khí chất tiên phong đạo cốt.