“Muốn mà, cậu kể tiếp đi, người đàn ông cầm súng sau khi bị chém vào
đầu thì thế nào?” Lý An Dân chống cằm, vừa nãy nằm mơ, dường như đầu óc
cũng biến câu chuyện vừa nghe được thành cảnh tượng hết sức chân thật. Xưa
nay cô đều như vậy, ngay cả nghe một khúc nhạc cũng có thể liên tưởng đến
đủ các loại tình cảnh vô cùng kỳ ảo.
Ngoại trừ truyền thuyết thần Bạch Quy hiển linh trừng phạt đám lính Nhật
Bản, sau Giải Phóng, ở trấn Bạch Phục lại xảy ra một sự kiện trọng đại – giai
đoạn đầu của Cách mạng Văn hóa, đội ngũ “Lâm trung tiếu
[1]
” do Hồng vệ binh
tạo thành đã xảy ra xung đột với một đám thổ phỉ địa phương. Trong trận chiến
đẫm máu này, số người chết phải lên đến hơn hai trăm. Trước đó Cao Hàm
đang kể đến đoạn tên đầu sỏ của đám thổ phỉ gặp phải sự vây quét của người
dân địa phương kết hợp với Hồng vệ binh, cô hắng giọng một cái rồi mới kể
tiếp:
[1] Lâm trung tiếu: Có nghĩa là “tiếng cười trong rừng”. (Mọi chú thích đều của dịch giả)
“Tên đầu sỏ của đám thổ phỉ kia cũng thật là lợi hại, đầu bị bổ đôi như
vậy mà vẫn không gục ngã, trái lại còn giống như vừa mới uống thuốc kích
thích, lập tức nhảy vọt lên, gầm rú rồi lao xuống hầm trú ẩn bên cạnh. Mọi
người đang vây quanh đều khiếp sợ đến choáng váng, máu tuôn như suối mà
vẫn nhảy nhót cứ như thường, thế có còn là người nữa hay không? Dù có là
trâu bò thì cũng chưa từng thấy qua loại trâu bò như thế. Đợi đến lúc bọn họ
lấy lại tinh thần tiếp tục hô hào truy đuổi thì người đã cao chạy xa bay rồi.
Theo lý mà nói, bị thương như vậy nhất định sẽ không chạy được bao xa,
nhưng bữa đó đến cả cái bóng cũng không thấy, mà vết máu chỉ kéo dài đến
chân tường là dừng lại, mất luôn đầu mối. Hồng vệ binh phát động quần chúng
lục soát hầm trú ẩn vòng trong vòng ngoài biết bao nhiêu lần, mà chết sống gì
cũng không tìm thấy tên đầu sỏ. Sống không thấy người, chết không thấy xác,
cứ như là tan biến vào trong không khí luôn vậy, cũng chẳng biết rốt cuộc hắn
ta đã chạy đi đâu mất.”