Một tháng trước, bà nội Cao Hàm thọ tám mươi sáu tuổi qua đời trong khi
đang ngủ, có thể coi là một việc “hỉ tang
[4]
”, nhưng khi ấy anh em trong nhà lại
vì một tờ di chúc mà làm náo loạn cả lên. Trên danh nghĩa thì bà cụ sở hữu tất
cả bốn căn hộ, hai căn cỡ lớn, một căn cỡ vừa và một căn cỡ nhỏ. Lúc còn
sống, bà cụ Cao đã lập di chúc, hai căn lớn sẽ do cháu gái trưởng Cao Hàm
thừa kế, căn cỡ trung cho con trai thứ hai, căn cỡ nhỏ cho con trai thứ ba, riêng
các loại cổ vật sưu tầm được và những chậu lan trắng bày đầy ngoài sân kia là
do con gái út coi sóc.
[4] Hỉ tang: Người chết bao gồm đủ ba điều kiện: là bề trên trong gia tộc, đông con cháu nhiều,
ăn nên làm ra; thọ trên tám mươi tuổi và ra đi nhẹ nhàng, không bệnh không tật, không chết vì nguyên
nhân bất thường.
Con của chú hai và chú ba đều là con trai, bọn họ cảm thấy phân chia như
vậy không công bằng, tóm lại thì cháu gái vẫn là cháu người ta, làm sao quý
giá bằng cháu trai được, đều cho là cha mẹ Cao Hàm gây trở ngại, trong lúc
thần trí bà cụ không còn tỉnh táo mà gạ gẫm viết rồi kí trên tờ di chúc kia, thế
là không đồng ý mà cũng không chịu bỏ qua gây huyên náo đến tận nhà tang
lễ. Sau cùng cô út mới đứng trước mặt mọi người mà chứng thực, di chúc là do
bà cụ tự mình viết ra và cùng đi công chứng với cô, bọn họ lúc này mới ngoan
ngoãn im lặng.
Cao Hàm nói: “Trước khi ông nội qua đời, ba mẹ tớ chịu khó chịu khổ
chăm sóc ông nhiều nhất, sau khi bà nội ra nước ngoài, ba tớ bỏ tiền, cô út bỏ
sức, lúc ông nội bà nội ngã bệnh thì chẳng thấy hai người bọn họ đâu, đến lúc
qua đời chia tài sản thì chạy tới còn nhanh hơn cả thỏ, cô út tớ rất nể mặt hai
người, rất nhiều chuyện chỉ để ở trong lòng mà không thèm nói ra, sợ nói ra rồi
lại làm sứt mẻ tình cảm anh em.”
Lý An Dân nói: “Anh em như vậy thà rằng không có còn hơn.”