Trong một lần làm lễ thủy táng, có người thấy vị ni cô tụng kinh ở dưới hạ
lưu vớt đứa bé nằm trong giỏ mây lên, thi thể trên tay ni cô biến thành một
luồng sáng vàng kim xông thẳng tận trời, sau khi ánh kim quang tiêu tán, ni cô
cũng tan vào hư không mà mất tung mất tích.
Sau khi biết được chuyện này, mọi người mới đi tìm tung tích của ni cô,
cuối cùng phát hiện trong một ngôi miếu nát có một pho tượng Quan Âm tống
tử, nước đỏ trên tay tượng hãy còn chưa ráo. Dân bản xứ bấy giờ cho rằng ni
cô ấy chính là Quan Âm tống tử hiển linh, vì thương hại cảnh ngộ của đứa bé
nơi địa phủ nên mới sớm đưa nó vào vòng luân hồi, đây cũng chính là nguyên
do vì sao dân quanh vùng này vẫn thờ Quan Âm tay đỏ.
Lý An Dân và Cao Hàm dắt theo Lệ Lệ thắp hương bái Phật bên trong
miếu, Chu Khôn và ông lão ở trước cổng bàn chuyện đời thường, cả hai ấy thế
mà lại tán gẫu vô cùng ăn ý.
Ông lão nói: “Bọn tôi ở núi thì nhờ núi, ở sông nhờ sông, đời sống không
tính là giàu có nhưng vẫn an nhàn tự tại, họ Tiền kia lại dắt theo đội cưỡng chế
di dời cùng với máy ủi tới san bằng miếu Bồ Tát của chúng tôi, bọn chúng làm
cứng húc đổ nửa bức tường, cụ Từ can không được mới chạy vào thôn tìm tôi,
lão Thương tôi trước nay đã sợ thằng nào? Tôi nói với họ Tiền – Chính phủ
dám cưỡng ép dỡ miếu phá nhà, tôi cũng dám kêu gọi dân cả thôn mang đầu
đến trước cửa tòa nhà Chính phủ, thằng ấy chết là do báo ứng, là Bồ Tát báo
ứng nó, nó mà không chết, sớm muộn gì cũng bị chúng tôi đánh chết!”
Ông lão tự xưng là lão Thương ấy chính là trưởng thôn của thôn Quan
Âm, chính quyền địa phương muốn phá thôn để xây khu du lịch, thôn trưởng
dẫn đầu huy động mọi người chống lại. Nhà tái định cư trên thị trấn chẳng ai
muốn nhận, quái vật bê tông cốt thép che khuất cả bầu trời, phố phường chật
hẹp chẳng lấy đâu ra màu xanh hoa cỏ, đối với những người đã quá quen với
cuộc sống chốn nông thôn, phá nhà bắt bọn họ dời đi nơi khác có khác nào